Các dòng điện thoại cao cấp với những ngôn ngữ thiết kế và kỹ thuật tiên tiến luôn là tiêu chuẩn để các nhà sản xuất cạnh tranh nhau quyết liệt, nâng cao thương hiệu.
Trong năm 2015, hai thương hiệu lớn, Samsung và Google Nexus, đã sử dụng rộng rãi các vật liệu cao cấp (kính và nhôm) trên những chiếc flagship của họ. Năm vừa qua, Samsung với dòng Galaxy S6 Edge và Edge+ rất có thể sẽ thu hút các nhà sản xuất khác ưu tiên hơn cho thiết kế khi mà phần cứng của thiết bị ngày càng trở nên thông dụng.
Sự trỗi dậy của AMOLED
Kích thước màn hình của các dòng điện thoại cao cấp đã tăng lên đáng kể qua thời gian, đến nay đã có những thiết bị với màn hình 6 inch như Nexus 6, làm cho smartphone ngày càng giống với một chiếc phablet.
Trong năm 2015, phần lớn các điện thoại cao cấp xuất xưởng với màn hình khoảng 5,5 đến 5,7 inch. Tuy vậy, nếu các nhà sản xuất tập trung vào việc tối ưu hóa tỷ lệ giữa màn hình và kích thước điện thoại (với tỷ lệ 80% được xem như ngưỡng tối thiểu), màn hình điện thoại có thể đạt đến 5,8 inch mà vẫn đảm bảo trải nghiệm người dùng.
Năm 2015 cũng chứng kiến sự lên ngôi của màn hình AMOLED, với hầu hết các điện thoại chạy Android tốt nhất năm (theo bầu chọn của trang AndroidAuthority). Ngoài ra, độ phân giải màn hình QHD (2560 x 1440) trong thời gian qua, có thể sẽ tiếp tục trong năm 2016. Thậm chí Sony đã giới thiệu mẫu điện thoại đầu tiên dùng màn hình 4K (Xperia Z5 Premium) nhưng ít khả năng cho thấy loại màn hình này sẽ sớm trở nên phổ biến, khi chi phí vẫn còn quá cao so với màn QHD.
Thêm vào đó, hai xu hướng đáng chú ý về công nghệ hiển thị trong năm qua: đó là màn hình cong trên Samsung Galaxy S6 Edge và màn cảm ứng lực (3D Touch) trên iPhone 6S và 6S Plus. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng của hai công nghệ này trong hoạt động hàng ngày vẫn chưa rõ rệt.
Bộ vi xử lý mạnh mẽ
Chúng ta sắp chứng kiến sự ra mắt của hàng loạt các bộ vi xử lý cao cấp trong năm 2016 như Snapdragon 820, Exynos 8890, Kirin 950, hứa hẹn mang đến những sự cải thiện về tốc độ, tiết kiệm năng lượng, xử lý hình ảnh và kết nối. Ngoài ra với việc đã xuất hiện một vài thiết bị có RAM 4GB trong năm 2015, có lẽ năm 2016 thông số này sẽ trở thành một tiêu chuẩn cho các dòng flagship sắp ra mắt.
Nếu nhìn vào tương lai xa hơn năm 2016, khi mà các ứng dụng và website đã được cải thiện để có được trải nghiệm người dùng mobile tốt hơn, lúc đó sẽ khó có thể dự báo được người dùng cần cải thiện thêm gì về cấu hình. Hiện tại, ngay cả những thiết bị tầm trung cũng đã mang đến những cải thiện đáng kể cho người dùng. Dù các thiết bị này vẫn còn hiện tượng chậm hay giật khi khởi động ứng dụng, tác vụ nhưng tất cả đều chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và không còn quan trọng như trước.
Tuổi thọ pin
Cho dù có những bước tiến vững chắc về dung lượng pin của thiết bị, nhưng không đồng đều trên mọi thiết bị. Ví dụ, trong khi iPhone 6S Plus có dung lượng pin 2750 mAh, thì pin của Motorola Droid Turbo 2 có dung lượng lên đến 3760 mAh. Chúng ta có thể kỳ vọng dung lượng pin sẽ tiếp tục được cải thiện trong thế hệ flagship tiếp theo, để người tiêu dùng khi có thể dùng điện thoại được lâu hơn và nhà sản xuất cũng có thể bán với giá thành cao hơn.
Ngoài ra, đi kèm với bộ xử lý công nghệ mới, là những tối ưu về phần mềm như chế độ Doze trên phiên bản Android Marshmallow, sẽ giúp tăng thời lượng pin. Về cổng sạc pin, cổng USB Type-C, cũng như cổng USB 3.1, là những thay đổi rất đáng kỳ vọng cho điện thoại năm 2016, với khả năng sạc nhanh và sạc không dây.
Cuộc đua camera
Trong năm 2015, phần lớn các nhà OEM đều sử dụng cảm biến của Sony trên thiết bị của mình, làm cho mảng kinh doanh này trở thành bộ phận có lãi nhất trong cả tập đoàn Sony. Tuy nhiên, sự cạnh tranh vẫn chỉ diễn ra ở độ phân giải camera (camera iPhone 6S và Nexus 6P là 12 MP, trong khi của Xperia Z5 là 23 MP) trong khi khả năng chụp trong điều kiện ánh sáng yếu vẫn là vấn đề lớn với các thiết bị di động này.
Để giải quyết vấn đề này, Google đã sử dụng camera với cảm biến ảnh lớn hơn thay vì chỉ tăng độ phân giải. Chúng ta có thể kỳ vọng hướng tiếp cận này sẽ trở thành xu thế mới của năm 2016 để có được những bức ảnh có chất lượng tốt hơn. Mặc dù đã có một số thiết bị được trang bị camera trước đến 13 MP nhưng có lẽ con số 8MP sẽ trở thành tiêu chuẩn của năm nay. Ngoài ra, với việc Apple sử dụng đèn nền màn hình làm flash thay vì trang bị một đèn LED riêng cũng là xu hướng trong năm 2016.
Những cải thiện nhanh chóng về phần cứng thiết yếu cũng tạo ra các thách thức lớn cho sự bền vững của các nhà sản xuất smartphone Android. Nhiều khả năng các công ty sẽ tiếp tục ném tiền qua cửa sổ cho cuộc chạy đua về cấu hình, công nghệ, camera vốn tiềm ẩn nguy cơ làm suy yếu vị thế dài hạn của họ.