Home Tin tức Robot hóa lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ tăng sức cạnh...

Robot hóa lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

0
Day chuyen san xuat hien dai cua Universal Robots

Lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ tại khu vực châu Á đang trở nên ngày càng sôi động với sự góp mặt của nhiều robot trong các hoạt động kinh doanh cũng như nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp.

Theo Hiệp hội Robot quốc tế, thị trường robot dịch vụ đang ngày càng phát triển, được dự báo tăng trưởng từ 20% lên 25% từ năm 2018 đến 2020. Trong khi đó, dự báo doanh thu ngành này trong 2018-2020 đạt khoảng 27 tỷ USD trong phân khúc dịch vụ chuyên nghiệp.

Các nhà quan sát cho biết, với sự cạnh tranh và tăng trưởng nóng trong các lĩnh vực như dịch vụ và bán lẻ tại châu Á, việc triển khai robot và các công nghệ mới được cho là giúp doanh nghiệp đạt được những lợi thế quan trọng để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Ocado, cửa hàng tạp hóa trực tuyến có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã đạt được thỏa thuận với nhà bán lẻ Aeon – một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất của Nhật Bản và châu Á để xây dựng robot kho vận tại đây. Sự hợp tác này sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển của mảng kinh doanh tạp hóa trực tuyến của Aeon tại Nhật Bản bằng cách sử dụng nền tảng thông minh Ocado (OSP). Aeon cũng sẽ ra mắt mảng kinh doanh trực tuyến mới với OSP trong đó khai thác các trung tâm hoàn thiện đơn cho khách hàng (CFC) độc quyền của Ocado và các ứng dụng phần mềm đầu cuối.

Aeon hiện có hơn 21.000 cửa hàng đang hoạt động tại 14 quốc gia. Đối tác cả Aeon – Ocado ra đời vào năm 2000. Nhờ robot và các công nghệ hiện đại, Ocado được cho là có thể giao hàng từ kho trong 15 phút, nhanh hơn các đối thủ khoảng 5 lần. Các trung tâm CFC ban đầu sẽ phục vụ khu vực Kanto, Nhật Bản và dự kiến được đưa vào hoạt động năm 2023.

Adidas mới đây bất ngờ ra tuyên bố hãng này sẽ đóng cửa hai nhà máy tự động Speedfactories của mình tại Ansbach, Đức và Atlanta, Mỹ và chuyển hệ thống công nghệ này sang châu Á. Công nghệ tự động sẽ được chuyển giao cho nhà cung cấp ở Việt Nam và Trung Quốc trước cuối năm 2019, Adidas cho biết.
Được thành lập bởi Adi Dassler vào năm 1949, Adidas đã chuyển phần lớn sản xuất từ châu Âu sang châu Á và hiện phụ thuộc vào hơn một triệu công nhân trong các nhà máy đối tác gia công, chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Hai nhà máy sau khi dừng hoạt động sẽ được chuyển sang sản xuất các sản phẩm khác như đế giày Boost, đế giày bóng đá, đế in 3D tiên tiến, thông qua hợp tác với công ty Oechsler.

Không chỉ trong lĩnh vực bán lẻ, robot đang hiện diện ngày càng nhiều trong lĩnh vực dịch vụ tại khu vực châu Á. Những thực khách khi tới dùng bữa tại cửa hàng tự động đầu tiên của chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao ở Bắc Kinh, Trung Quốc, sẽ không nhìn thấy sự xuất hiện của bất kỳ nhân viên phục vụ nào mà thay vào đó là robot. Những con robot do Công ty Panasonic, Nhật Bản sáng chế sẽ tự làm các công việc, từ nhận yêu cầu của khách, chuẩn bị và phục vụ các món ăn. Khách hàng chỉ việc ngồi một chỗ, chọn đồ nhúng và chờ robot mang tới. Đại diện của Haidilao cho biết, tự động hóa cho phép công ty này giảm chi phí lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

LG Electronics mới đây đã thông báo triển khai một chú robot có thể làm và phục vụ mì tại một nhà hàng gia đình tại Hàn Quốc. Được đặt tên là CLOi Chefbot, robot này sẽ được lắp đặt ở quầy làm mì của khu vực bếp tại nhà hàng buffet Veep của CJ Foodville ở Deungchon tại thủ đô Seoul. Khách tới nhà hàng này có thể đưa một cái chén với các thành phần họ chọn cho robot. Chefbot có khả năng chuẩn bị mì, nước dùng và đặt vào bát để khách lấy lại. Toàn bộ quá trình này mất khoảng một phút. LG cho biết, hãng đã nghiên cứu kỹ các chuyển động của đầu bếp để phát triển phần mềm cho phép robot bắt chước hành vi của họ, cũng như không làm rơi bát hoặc dụng cụ nhà bếp.

Trong khi đó, tập đoàn công nghệ điện tử Sony của Nhật Bản cũng đã cho ra mắt một bộ phận nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) mới với hi vọng sẽ làm thay đổi cách nấu ăn và thưởng thức món ăn – đó là phát triển các robot có khả năng nấu ăn và thử vị.

 

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here