Kaspersky Lab tổ chức hội thảo bảo mật “Palaeontology of Cybersecurity” nằm trong khuôn khổ hội nghị INTERPOL World 2017.
Hội thảo nhằm mục đích làm sáng tỏ việc các chuyên gia an ninh mạng cá nhân và cộng đồng làm việc cùng nhau như thế nào để thu thập các hiện vật, bản đồ và phân tích các cuộc tấn công và tìm ra dấu vết của các hacker chịu trách nhiệm cho những chiến dịch tấn công mạng tinh vi nhất trên khắp thế giới.
Ông Vitaly Kamluk, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu (GReAT), APAC của Kaspersky Lab cho biết: “Các nhà nghiên cứu khi săn lùng tin tặc chịu trách nhiệm cho hầu hết các cuộc tấn công thành công nhất và lén lút chống lại người dùng, doanh nghiệp và thậm chí các chính phủ trên khắp thế giới có thể so sánh với các nhà cổ sinh vật học. Trong khi các nhà cổ sinh vật học đào những tàn tích của khủng long và các di tích từ các nền văn minh cổ đại và sau đó xác định những phần nào có liên quan và phần nào không, thì các chuyên gia của Kaspersky Lab điều tra các cuộc tấn công bằng cách thu thập các mẫu mã độc, sau đó phân tích, so sánh và chia sẻ với các chuyên gia khác để khám phá và hiểu hơn về một cuộc tấn công mạng lớn”
Hội nghị INTERPOL World 2017 là phiên bản thứ hai của triển lãm toàn cầu và nền tảng hội nghị được thực hiện bởi tổ chức cảnh sát lớn nhất thế giới, nhằm phát triển hợp tác cùng có lợi, chia sẻ thông tin, đổi mới và giải pháp để đáp ứng các mối đe dọa an ninh. Kaspersky Lab tham gia sự kiện cùng với các nhà lãnh đạo thị trường khác trong lĩnh vực bảo mật CNTT cũng như các chuyên gia và thành viên của cộng đồng an ninh mạng.
Hội nghị ba ngày về an ninh mạng làm nổi bật cái nhìn của Kaspersky Lab về hiện trạng an ninh mạng trên toàn cầu và ở Châu Á Thái Bình Dương (APAC), được trình bày bởi nhà sáng lập và giám đốc điều hành Eugene Kaspersky và các thành viên của Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu, APAC. Các cuộc thảo luận toàn diện về các mối đe dọa cao cấp (APTs) và các cuộc tấn công mạng gần đây trong khu vực như ransomware WannaCry cũng là một phần của chương trình hội nghị.
“Chúng tôi luôn tin rằng hợp tác công-tư rất quan trọng trong việc chống lại tội phạm mạng toàn cầu. Là một công ty tư nhân, chúng tôi tự hào khi hợp tác với các cơ quan chức năng của nhiều quốc gia và các bộ phận hành pháp quốc tế, và sự tham gia vào hội nghị INTERPOL cũng thể hiện nguyên tắc hợp tác với ngành công nghiệp an ninh CNTT của chúng tôi. Những gì chúng tôi chia sẻ trong hội nghị sẽ cung cấp nhiều kiến thức giá trị và liên quan đến việc điều tra tội phạm mạng cũng như các giải pháp có lợi cho cộng đồng an ninh mạng trong khu vực”, ông Stephan Neumeier, giám đốc điều hành Kaspersky Lab khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết.
Các chuyên gia của Kaspersky Lab sẽ đào sâu vào khái niệm cổ sinh vật học trong không gian mạng để phân tích các dấu vết của các cuộc tấn công mạng và sử dụng điều tra số trong việc tìm ra sự thật về tội phạm mạng. Công cụ điều tra số sẽ được tiết lộ lần đầu tiên tại hội thảo và được xem là bước thay đổi trong quá trình điều tra tội phạm mạng ngày nay.
Một số trường hợp điển hình về các cuộc tấn công APT quy mô lớn được đánh giá là nổi bật trong khu vực APAC cũng được chia sẻ trong hội nghị để tiết lộ các công cụ, kỹ thuật và khả năng được sử dụng trong việc thực hiện các cuộc tấn công này. Ngoài ra tại hội nghị còn có bài trình bày về sự tiến triển của giám sát kỹ thuật từ truyền thống sang trực tuyến và công nghệ di động 5G sẽ thúc đẩy các mối đe dọa mạng như thế nào.
Để tăng cường cuộc chiến chống lại bọn tội phạm trực tuyến, Kaspersky Lab đã hợp tác với INTERPOL vào năm 2014. Trong ba năm vừa qua, quan hệ đối tác của hai bên liên quan đến việc cùng nhau tiến hành các cuộc điều tra về an ninh mạng và chia sẻ thông tin tình báo trong cộng đồng an ninh mạng trên bình diện quốc tế.