Home Tin tức Intel dự báo cho Kỷ nguyên điện toán phi màn hình

Intel dự báo cho Kỷ nguyên điện toán phi màn hình

0
ông Trần Đức Trung - Tổng Giám Đốc Intel Việt Nam - chia sẻ về tổng quan về những thành tựu Intel đạt được trong năm 2014

Năm 2014 vừa qua, Intel khu vực châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ) một lần nữa được đánh giá là “động lực” của sự thay đổi công nghệ.

ông Trần Đức Trung - Tổng Giám Đốc Intel Việt Nam - chia sẻ về tổng quan về những thành tựu Intel đạt được trong năm 2014

Gần nhất, trong Quý 3/2014, hơn 30 triệu máy tính bảng sử dụng bộ vi xử lý Intel được bán ra thị trường toàn cầu. Năm nay, nhân kỷ niệm 20 năm Bộ vi xử lý Pentium, Intel giới thiệu chipset Intel 9 Series dành cho Haswell, Haswell Refresh, Broadwell và bộ vi xử lý Intel Pentium G3258 được thiết kế dựa trên nền tảng vi kiến trúc Haswell, khả năng ép xung linh hoạt không kém những chip Haswell dòng “K” tầm trung và cao cấp nhờ không khóa hệ số nhân đồng thời có giá phù hợp với số đông người dùng. Trong khi đó chipset Intel Z97 là phiên bản nâng cấp của Z87 trước đây, hỗ trợ toàn diện cho các vi xử lý dòng K cao cấp cũng như sẵn sàng cho Broadwell.

Bên cạnh đó, tại Hội nghị các thiết bị điện tử – IFA 2014 diễn ra ở Đức, Intel đã ra mắt bộ vi xử lý mới Intel Core M được thiết kế dành cho các thiết bị di động. Đây là lần đầu tiên Intel chính thức đưa dòng CPU Core mạnh mẽ vốn chỉ dành cho máy tính để bàn và laptop vào thiết bị di động. Bộ vi xử lý Core M được sản xuất với công nghệ 14nm dựa trên nền tảng vi kiến trúc Broadwell, có khả năng chạy tối ưu trong các thiết bị di động nhỏ gọn mà không cần quạt hỗ trợ.

Các hiệu suất của Intel Core M đều vượt trội so với bộ vi xử lý Core thế hệ thứ 4 Haswell (tính toán nhanh hơn 50%, đồ họa nhanh hơn 40%). Người dùng sẽ nhận thấy một hiệu suất cải tiến đáng kể hơn, ví dụ như Intel Core M giúp tăng gấp đôi hiệu suất tính toán và tăng bảy lần hiệu suất đồ họa so với một máy tính cũ 4 năm trước đây.

Năm 2014 cũng cho thấy điện toán đang chuyển đổi: chúng ta đang chuyển từ thế giới của các màn hình và thiết bị sang thế giới của những trải nghiệm mà con người và thiết bị hòa quyện gắn kết với nhau. Intel cho thấy rằng chúng ta không còn sống trong một thế giới “cơ bản” với các nhu cầu đơn giản như chỉ cần một thiết bị và kết nối đơn sơ mà hiện nay chúng ta có nhu cầu sử dụng đa nền tảng – như các thiết bị đeo được, điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính cá nhân – kết nối mượt mà và tự động đồng bộ với nhau để cung cấp những trải nghiệm cá nhân thật sự. Intel thúc đẩy xu hướng này với các công nghệ và thiết bị như công nghệ Intel RealSense kết nối không dây thực sự (true no-wire experience), công nghệ ActiveIRIS; hợp tác chiến lược với Fossil Group, Inc., Opening Ceremony, SMS Audio LLC… để cho ra mắt các thiết bị đeo được hợp thời trang, mạnh công nghệ; cuộc thi Make It Wearable…

Ngoài ra, nhằm thúc đẩy sự phát triển của IoT, Intel đã cùng các tập đoàn dẫn đầu ngành công nghệ như Atmel, Broadcom, Dell, Samsung Electronics và Wind River thành lập Hiệp hội Kết nối Mở (OIC) tập trung vào việc cải thiện khả năng tương tác và xác định các yêu cầu kết nối cho hàng tỷ thiết bị cũng như xác định một khuôn khổ truyền thông phổ biến dựa trên các công nghệ tiêu chuẩn để kết nối không dây và quản lý một cách thông minh lưu lượng thông tin trong các máy tính cá nhân và các thiết bị IoT mới nổi, trên mọi hình thức, hệ điều hành và nhà cung cấp dịch vụ.

Trong lĩnh vực Big Data, Intel cũng đã giới thiệu Bộ vi xử lý Intel Xeon E7 v2, họ bộ vi xử lý Intel Xeon processor E5-2600/1600 v3. Hiện nay, 81% của TOP 500 siêu máy tính trên thế giới sử dụng bộ vi xử lý Intel. Riêng tại thị trường Việt Nam, theo dự báo của IDC, trong năm 2014, tổng số máy tính bán ra sẽ là 2,1 triệu chiếc. Trong đó 49% cho máy tính để bàn và 51% cho Notebook.

Năm 2014 còn chứng kiến một bước tiến vượt bậc của Intel tại Việt Nam khi nhà máy Intel Products Việt Nam tại SHTP giới thiệu CPU Haswell “sản xuất tại Việt Nam” đầu tiên. Sự kiện này đã đưa Intel tại Việt Nam lên một nấc thang mới khi quy trình tính từ khi nhập thiết bị về cho đến ngày tập đoàn chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng chỉ mất chưa đầy hai tháng. Những CPU đầu tiên được đóng dấu “Sản xuất tại Việt Nam” đã góp phần chứng minh khả năng của nguồn nhân lực cùng tiềm năng phát triển trong lĩnh vực sản xuất công nghệ tại đây, thu hút sự chú ý và nguồn vốn đầu tư quốc tế, đẩy mạnh tỉ lệ nội địa hóa các nhà cung ứng thiết bị và linh kiện cho sản xuất cũng như tạo điều kiện phát triển cho các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

Intel dự đoán về xu hướng công nghệ vào năm 2015

Intel dự báo cho Kỷ nguyên điện toán phi màn hình

Kỷ nguyên điện toán tiếp theo sẽ là Kỷ nguyên Điện toán ‘Phi-màn hình’, nơi mà sức mạnh tính toán sẽ nằm trong các đối tượng xung quanh chúng ta, chẳng hạn như đồng hồ thông minh và các thiết bị gia dụng kết nối.

Bạn có thể nghĩ rằng các máy tính để bàn cỡ lớn với thùng máy cồng kềnh đã hoàn toàn biến mất, nhưng không phải trong trường hợp này, nó chỉ là một sự thay đổi mới đáng kể. Những chiếc PC đang trải qua quá trình chuyển đổi với thiết kế mỏng hơn và thậm chí có màn hình cảm ứng. Khách hàng đang tham gia thúc đẩy quá trình này với các nhu cầu đòi hỏi về thiết bị lý tưởng thích hợp cho gia đình, công việc và cuộc sống. Nếu trước đây, chiếc máy tính có thể chiếm chỗ gần toàn bộ bàn làm việc ở nhà hoặc hết cả một góc văn phòng thì trong tương lai, một số PC mới nhỏ hơn chiếm chỗ tương tự như một giá đựng CD hoặc có thể được treo phía sau TV, đặt trên ghế, trong bếp hay đó được xem như là một trung tâm giải trí đa phương tiện trong nhà như: NUC/Mini PCs, pAIO, Mini Towers…

Ra mắt Intel Compute Stick

Ngoài ra, trong năm 2015 Intel sẽ ra mắt Intel Compute Stick – thế hệ mới của các thiết bị siêu mỏng cho phép người dùng chuyển đổi các màn hình lớn (TV / Màn hình) thành các thiết bị điện toán. Nó cung cấp sức mạnh, độ tin cậy, và đồ họa cần thiết cho một trải nghiệm liền mạch với các bộ vi xử lý Intel Atom Quad-Core. Thiết bị này khá linh hoạt và phù hợp cho người dùng thích PC, doanh nghiệp, và người dùng cá nhân. Sản phẩm mang tính kết nối cao, tính toán chuẩn xác và sử dụng đơn giản.

IoT tiếp tục phát triển mạnh cùng với các thiết bị đeo được và các “trải nghiệm nhập vai”.. Bên cạnh đó, ông Trần Đức Trung, Tổng Giám đốc Intel Việt Nam đã vẽ nên một bức tranh tổng thể để chỉ ra rằng công nghệ điện toán đang được tái định hình như thế nào, được tích hợp trong tất cả các thiết bị: “Thế giới đang bước vào một kỷ nguyên của công nghệ điện toán được xác định không phải bởi thiết bị mà bởi cách thức tích hợp công nghệ vào lối sống của con người. ‘Internet vạn vật’ (IoT) đang biến đổi thế giới, từ chăm sóc sức khỏe đến giáo dục, từ cách thức bán hàng đến quy trình sản xuất. IoT đang phát triển với một tốc độ ngoạn mục”.

Theo báo cáo gần đây, IDC dự đoán rằng thị trường này sẽ tăng trưởng từ 1,9 ngàn tỷ USD vào năm 2013 lên 7,1 ngàn tỷ USD vào năm 2020. Intel, với tư cách là người luôn tiên phong trong các xu hướng công nghệ, đang nỗ lực cung cấp các giải pháp IoT ngày một hoàn thiện để đem đến các trải nghiệm thông minh hơn, hiệu quả hơn cho tất cả mọi người. Tương lai, các doanh nghiệp từ tất cả các ngành nghề đều hướng về các giải pháp IoT nhằm khai thác tối đa lợi ích của chúng nhằm đạt được giá trị mong muốn đó.

Ngoài ra, trong tương lai các camera 3D sẽ mở ra một phương thức hoàn toàn mới để tương tác với các thiết bị trong tương lai, các trải nghiệm như hội thoại video sẽ được nâng lên một cấp độ hoàn toàn mới – trang web sẽ thực sự hoạt động hiệu quả như một mục lục sống động.

Previous articleLenovo ra mắt dòng máy trạm ThinkStation P series
Next articleNhững mối nguy hiểm cao thường trực năm 2015

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here