Có 7 bài học tôi nhắc tới trong bài này với mong muốn điện thoại thương hiệu Việt ngày càng vững mạnh.
Bài học 1: Nắm bắt xu thế thị trường và thay đổi kịp thời
Nhắc tới di động thương hiệu Việt thì không thể nào không nhắc tới điện thoai Qmobile. Điện thoại Qmobile ra đời vào năm 2008, đến tháng 7/2012 chuyển sang thương hiệu Qsmart, đến tháng 6/2015 đổi tên thành Q (viết tắc của từ Cute).
Nếu nhìn từ một khía cạnh tích cực, sự thay đổi này là một bài học cho hướng đi đúng ở thời điểm hiện tại. Qmobile bắt kịp xu thế thi trường, thay đổi để phù hợp hơn với thị trường hiện tại.
Những năm 2008 – 2011 đây là thời kỳ đỉnh cao của Qmobile, sở thích thị trường lúc bấy giờ là các dòng điện thoai bàn phím giá rẻ “2 sim 2 sóng”, bàn phím QWERTY… Tới năm 2012, thời kỳ điện thoại giá rẻ “2 sim 2 sóng” không hẳn là chết mà bùng nổ các mẫu smartphone có hệ điều hành. Qmobile chuyển mình thành Qsmart (kinh doanh Smartphone hệ điều hành) và cũng có những thành tựu nhất định trên thị trường.
Tháng 6/2015 nhận định thi trường hiện tại đang chuyển dịch từ smartphone giá rẽ sang phân khúc smartphone tầm trung. Qmobile đổi tên thành Q với tiêu chí là hướng công ty mình chỉ kinh doanh và phân phối các dòng điện thoai tầm trung giá từ 5 đến 7 triệu đồng. Chưa biết có thành công hay không nhưng nhìn từ góc độ thị trường, Qmobile đang đi đúng nhu cầu, khi mà smartphone giá rẻ đang dần thay thế bằng smartphone tầm trung.
Bài học 2: Giá và chất lượng sản phẩm
Một thương hiệu di động thương hiệu Việt cần nhắc tới nữa là Mobiistar. Mobiistar ra đời từ tháng 6/2009, so vơi các thương hiệu Việt khác trên thị trường thì Mobiistar có độ ổn định nhiều hơn. Mobiistar không phô trương hình ảnh làm bảng hiệu hay tủ kệ bàn ghế nhiều cho các cửa hàng bên ngoài, tuy nhiên hãng cũng có hướng đi riêng cho mình. Các sản phẩm Mobiistar được đánh giá thành công ở chỗ làm giá sản phẩm bán hợp lý và có chất lượng tương đối tốt. Hiện tại trong các hệ thống bán lẻ di động lớn như TGDD, VTA, FPT Shop… đều có mặt Mobiistar và doanh số bán ra cũng đáng kể.
Bài học 3: Thương hiệu
Một phần người Việt có tâm lý thích hàng ngoại hơn hàng nội, nhắc tới di động thương hiệu Việt người ta sẽ nghĩ tới những sản phẩm giá rẻ, không đẳng cấp, và chất lượng vừa phải. Nhẳm phá vỡ những suy nghĩ này và tạo cho người Việt một suy nghĩ cũng như nhìn nhận mới về điện thoai thương hiệu Việt, Bphone ra đời.
26/5/2015 Bphone thương hiệu di dộng Việt chính thức ra mắt tại Việt Nam, từ buổi ban đầu ra mắt Bphone khẳng định vị thế của mình là thương hiệu Việt nhưng đẳng cấp sản phẩm thì không thua kém gì nhửng sản phẩm cao cấp của những thương hiệu nổi tiếng. Về khía cạnh làm thương hiệu để thay đổi suy nghĩ người tiêu dùng, Bphone một phần nào đó đi đúng hướng.
Bài học 4: Xây dựng kênh phân phối
Khi mà các hệ thống bán lẻ theo mô hình chuỗi như TGDD, VTA, FPT Shop… đang ngày càng mở rộng phủ đến tuyến huyện trong các tỉnh thành, dần dần xu hướng khách hàng sẽ chọn lựa mua hàng tại những hệ thống lớn này, vì tính chuyên nghiệp và chăm sóc khách hàng tốt. Những thương hiệu Việt đưa hàng vào kênh này bán ra thị trường với doanh thu khá lớn. Tuy nhiên, có một hãng di động Việt chưa có hàng trong những hệ thống này nhưng doanh số bán ra đáng nể không thua kém là Masstel.
Masstel ra đời từ năm 2010, tuy hãng chưa có mặt trong hệ thống TGDD, hay VTA… nhưng đã chiếm được thị phần bán từ các kênh khác có doanh số không thua kém gì các thương hiệu Việt khác đang chiếm lĩnh thi trường. Nguyên nhân thành công là nhờ xây dựng kênh phân phối bên ngoài khá tốt phù hợp với tình hình công ty của mình.
Bài học 5: Lợi nhuận và độ an toàn khi kinh doanh
Những năm gần đây, điện thoai Trung Quốc tràn vào Việt Nam rất nhiều. Những tên tuổi lớn như Huawei, Wing, Coolpad, Lenovo, Oppo… và sắp tới là Xiaomi, Vivo… Trong khi các ông lớn như Huawei, ZTE, Coolpad… đang tìm hướng đi riêng cho mình, thì một hãng đến từ Trung Quốc lại thành công vang vội tai Việt Nam mà các nhà thương hiệu Việt cần phải nhìn nhận lại là Oppo. Oppo thời kỳ năm 2012 bắt đầu “đánh” mạnh vào thi trường Việt Nam và được đánh giá tương đối thành công.
Tại sao một thương hiệu Trung Quốc (tâm lý người Việt cũng e ngại khi mua hàng Trung Quốc), giá nằm ở phân khúc tầm trung mà lại có số bán khá thành công đến vậy?
Nếu xét về khía cạnh đại lý tập trung bán, thì ngay từ khi vào Việt Nam, năm 2012, Oppo đã áp dụng một chiến lược đánh vào tâm lý của đại lý là lợi nhuận và độ an toàn. Tất cả đại lý khi hợp tác bán Oppo sẽ được một khoản lợi nhuận ổn định khi bán được, và chế độ bảo hộ của Oppo dành cho đại lý cũng khá tốt khi cam kết bảo vệ giá trong một thời gian nhất định để đại lý an tâm kinh doanh. Nhận thấy kinh doanh có lợi nhuận và độ an toàn khi làm Oppo, các cửa hàng tập trung bán hãng này rất nhiều. OPPO vì thế mới có thành công hôm nay.
Bài học 6: Nhân sự hợp lý
Nói đi thì phải nói lại, nếu một doanh nghiệp hội đủ các yếu tố ở trên: 1. Giá cả tốt, 2. Cửa hàng kinh doanh có lợi nhuận, 3. Xây dựng thương hiệu thay đổi hành vi người tiêu dùng… thì chắc chắn giai đoạn chuyển mình này lợi nhuận doanh nghiệp sẽ ít lại, do phần lời đắp vào giá, lợi nhuận đại lý, thương hiệu… nên cần cơ cấu bộ máy nhân sự hợp lý. Khi mọi thứ đã ổn định, doanh nghiệp thương hiệu di động Việt sẽ đứng vững trên thi trường.
Bài học 7: Hậu mãi, chăm sóc khách hàng
Dĩ nhiên, để đứng vững trên thị trường trong giai đoạn hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh thương hiệu Việt ngoài việc làm tốt các vấn đề trên, yếu tố quan trọng nhất không thể bỏ qua là chăm sóc sau bán hàng: Bảo hành, các dịch vụ chăm sóc khách hàng…