Home Công nghệ số AI sẽ thay thế con người trong toàn bộ công việc?

AI sẽ thay thế con người trong toàn bộ công việc?

0
Design made of outline of human head and symbolic elements to serve as backdrop for projects related to knowledge, science, technology and education

Nói đến trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều người đã đề cập đến cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư (CMCN 4.0). Trong nhiều trường hợp, AI giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Tuy nhiên, đi kèm đó là nhiều mối lo ngại về khi mà AI có thể hoàn toàn thay thế con người có thể “xóa sổ” một số lĩnh vực. Điều này làm nguy cơ thất nghiệp sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Không thể phủ nhận sự tích cực của AI, nhưng ở một số lĩnh vực, rủi ro mà AI tạo ra là hoàn toàn có thật bởi sự hiện đại của nó. Dù không thể một sớm một chiều máy móc có thể “xóa sổ” loài người như trong phim “Kẻ hủy diệt”, nhưng nguy cơ AI có thể thay thế hoàn toàn con người ở một số lĩnh vực là có thể.

Đầu tiên phải kể đến là sự mất kiểm soát. Phát triển một công nghệ mới nghĩa là các nhà nghiên cứu, kỹ sư, giới tài chính và các nhà lãnh đạo phải luôn có quyền kiểm soát hướng đi tiếp theo của nó. Thế nhưng, trường hợp của trí tuệ nhân tạo có phần khác biệt vì ở một chừng mực nhất định, nó có thể tự phát triển hơn nữa mà không cần con người “soi đường chỉ lối”.

Lâu nay, học tập không giám sát (quá trình học tập mà ở đó AI phân tích, xử lý và rút ra các quy tắc từ tập hợp dữ liệu mà không có sự trợ giúp của con người) tốn nhiều thời gian và sai số. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu khi AI đang ngày càng “thông minh” hơn.

Trong tương lai, việc “dạy” các giới hạn cho AI và kỳ vọng rằng nó sẽ tuân thủ “bài học” là việc làm rất quan trọng để giữ mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát của con người và tránh việc trí tuệ nhân tạo được sử dụng cho mục đích xấu.

Kế đến là nguy cơ về nhân tính hóa máy móc. Tình trạng này chủ yếu đến từ các công cụ trợ lý kỹ thuật số. Hàng ngày, chúng ta nói chuyện với trợ lý ảo như Alexa, Cortana, Bixby, Google Assistant hay Siri, đặt câu hỏi và nhận câu trả lời… Điều này khiến các nhà xã hội học bày tỏ mối lo ngại. Họ nhận thấy việc nhân tính hóa các thiết bị kỹ thuật là rất nguy hiểm, nó phá hủy khoảng cách giữa con người với máy móc và tạo ra sự phụ thuộc về cảm xúc, có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý lâu dài cho nhiều người.

Những quy tắc và ranh giới cho AI quan trọng hơn so với bất kỳ lĩnh vực nào khác xuất hiện trước đó. Thế nhưng, với tốc độ phát triển chóng mặt của trí tuệ nhân tạo tại một vài tập đoàn lớn, các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm về các quy định hầu như không thể theo kịp. Như thế có nghĩa là sự phát triển của công nghệ (có thể là quan trọng nhất trên thế giới) đang phụ thuộc vào các công ty tư nhân và kinh doanh theo hướng thu lợi nhuận. Một số dự án đã chỉ ra lợi ích của việc này, nhưng sẽ thật nguy hiểm nếu các công ty bỏ qua nguyên tắc đạo đức để chạy theo lợi nhuận.

Nguy cơ khác của Ai là mất đi sự tự do ở một mức độ nhất định. Chẳng hạn, AI có thể nhận ra con người chỉ trong vài giây, dù họ đang ở trong đám đông. Không những vậy, có những công ty xác định được nhân viên dựa vào cách họ di chuyển con trỏ chuột trên máy tính. Đồng thời, bản ghi âm hay dấu vết của việc sử dụng internet cũng có thể được sử dụng để theo dõi.

Với AI, dữ liệu có thể được tìm kiếm, lọc và phân tích nhanh hơn, hiệu quả hơn nhiều lần. Vì vậy, chính phủ, những kẻ chuyên quyền và chế độ độc tài có nhiều công cụ mạnh hơn để kiểm soát – giám sát người dân và tước đoạt quyền tự do của họ ở một mức độ nhất định.

Thất nghiệp sẽ tăng cao?
Công nghệ AI phát triển làm dấy lên nguy cơ thất nghiệp của con người. Kai-Fu Lee, tác giả của cuốn sách bestselling về AI cho rằng một nửa số công việc hiện tại sẽ được AI tiếp quản trong vòng 15 năm. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng hoàn toàn. Ở một số lĩnh vực AI vẫn không/chưa thể thay thế con người trong thời gian ngắn.

Con người có những kỹ năng nhất định mà máy móc không thể thay thế được, chẳng hạn như sự đồng cảm. AI hiện đã có thể đơn giản hóa và tự động hóa một vài chu trình làm việc nhưng nó vẫn chưa thể hoàn toàn tự chủ. Đặc biệt trong những công việc cần đến một số kỹ năng đặc biệt, đòi hỏi sự đồng cảm, tư duy, sáng tạo, suy đoán… thì chỉ con người mới có thể thực hiện được.

Đơn cử như cảm xúc. Dù AI ngày càng được sử dụng nhiều trong y học để tìm ra bệnh một cách chính xác hơn nhưng máy móc thì chắc chắn không biết cư xử với bệnh nhân. “Tin học cảm xúc” vẫn còn phải phát triển nhiều hơn nữa để nhận biết được cảm xúc của con người và có khả năng trả lời với bệnh nhân một cách chính xác.

AI cũng khó có thể chen chân vào những ngành nghệ thuộc lĩnh vực sáng tạo và nghệ thuật. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm để AI có thể viết các công thức nấu ăn, viết nhạc, vẽ tranh hay không. Tuy nhiên kết quả không khả quan lắm. Vì thế, bất cứ việc nào yêu cầu sự sáng tạo thực sự như nhà văn, kiến trúc sư và nhạc sĩ tạm thời không cần lo về chuyện AI có thể thay thế họ.

Mặt khác, AI cũng khó thay thế con người ở những ngành nghề có kỹ năng thể chất phức tạp. Những robot có khả năng thực hiện những yêu cầu nặng về thể chất được sản xuất mỗi ngày, nhưng vẫn có một số lượng lớn những kỹ năng mà chúng không thể thành thạo được. Một ví dụ đơn giản là trong thể thao, đặc biệt là các môn đồng đội, AI tuy có thể di chuyển rất chính xác như lập trình nhưng khi phải đưa ra những quyết định thì AI hoạt động không hiệu quả.

Một trong những khả năng khác của con người mà AI không thể có được là sự tưởng tượng. AI hiện tại làm việc dựa bằng cách xử lý những dữ liệu hiện có và hành động dựa trên cơ sở các tham số. Khả năng tưởng tượng hoặc đơn giản là khả năng mơ, không phải là thứ có thể lập trình được.

Hiển nhiên là AI đang phát triển thần tốc theo cấp số nhân qua từng năm, nhưng như đã nói ở trên, việc AI có thể thay thế con người ở một số lĩnh vực liên quan đến cảm xúc vẫn còn xa vời!

Previous articleNhững sáng tạo mới nhất về 5G & camera zoom lossless 10x tại Oppo Innovation Event
Next articleViệt Nam lần đầu tiên triển khai công nghệ giải mã gene bằng AI Genetica

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here