Home Công nghệ số Luật sư lo thất nghiệp vì robot

Luật sư lo thất nghiệp vì robot

0

Nhiều lo lắng xuất hiện về khả năng máy móc thay thế con người ở nhiều ngành nghề thì vẫn có không ít người từ giới luật học cho rằng: Robot khó có khả năng thay thế được luật sư.

Sự chủ quan có thể sẽ khiến con người bị động trước robot, đặc biệt là khi tốc độ phát triển của công nghệ là quá nhanh như hiện nay. Những giới hạn của ngày hôm nay sẽ mở ra các tiềm năng mới trong tương lai. Đặc biệt, khi ngày càng có nhiều công cụ sử dụng ngôn ngữ lập trình gốc (natural language processing – NLP) cho AI, như deep learning hay predictive analysis, thì những bước tiến sắp tới của AI trong lĩnh vực pháp lý được dự báo là rất lớn. Và không thể chậm trễ hơn nữa, các luật sư cần phải tiếp cận và sử dụng thuần thục hơn các thiết bị công nghệ nếu muốn kiểm soát được robot và không bị mất cơ hội việc làm.

Trang Interesting Enigeering còn dẫn thêm hai nghiên cứu khá thú vị khác. Trong một cuộc so tài ở London cũng vào năm 2017, 100 luật sư cũng đã thất thủ trước một chương trình AI pháp lý khi đứng ra rà soát khả năng vi phạm trong sử dụng một thẻ tín dụng cụ thể. Mức độ tiên đoán lúc này là 66,3% và 86,6%, đương nhiên con số cao hơn thuộc về… máy móc. Một cuộc tranh luận của bốn sinh viên trường Luật Harvard vào cuối năm đó cũng dấy lên thắc mắc là tại sao một luật sư phải tốn tầm 10 năm kinh nghiệm để rà soát dự thảo hợp đồng trong khi các luật sư robot chỉ cần… 30 giây.

Sau những thảo luận không hồi kết của Nghị viện châu Âu từ năm 2015-2016, vấn đề có nên đánh thuế robot hay không một lần nữa làm dậy sóng trở lại sau khi trang Project Syndicate đăng lại bài viết cùng tên của tác giả Robert J. Shiller vào tháng 3-2017. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế ngay lập tức công bố bản dịch.

Không lâu sau đó, nghiên cứu so sánh về mức độ thông minh và khả năng phân tích chuẩn xác giữa luật sư thật và luật sư ảo được công bố, nỗi lo về mất cơ hội việc làm trong giới hành nghề luật cũng bắt đầu xuất hiện. Thông tin gây sốc được công bố vào năm 2017 bởi nghiên cứu của LawGeex, một dự án khởi nghiệp ở Mỹ từ năm 2014 giữa một kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI) và một cộng sự từng nhiều năm làm CEO trong các hãng luật.

Trong nghiên cứu, có 20 luật sư có kinh nghiệm và uy tín được mời tham gia vào cuộc đấu phân tích điều khoản giới hạn kinh doanh trong năm hợp đồng lao động (gọi là điều khoản NDA) với “luật sư” AI. Với mức độ đánh giá chính xác về điều khoản là 94% và 85%, kết quả thắng cuộc đã thuộc về các luật sư AI. Khá thú vị là LawGeex AI chỉ cần 26 giây để rà soát trong khi quỹ thời gian sử dụng trung bình của các luật sư là 92 phút; người cao nhất là 156 phút và thấp nhất cũng 51 phút.

Thực ra, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa AI và pháp luật cũng bắt đầu từ rất sớm, ít nhất là từ hơn 30 năm trước, theo nghiên cứu tổng hợp của các giáo sư Mỹ. Một trong những ứng dụng điển hình của các chuyên gia máy móc trong lĩnh vực pháp lý chính là việc sử dụng các chương trình tự động để rà soát lỗi của các sản phẩm, hay mức độ nhiễm amiăng ở các bệnh nhân, tại các vụ việc từ những năm 1980.

Rõ ràng, sự phát triển của AI có sự ảnh hưởng rất lớn đến hình hài của pháp luật. Đến nỗi, nhà xuất bản nổi tiếng Springer cũng đã quyết định xuất bản thêm tạp chí Trí tuệ nhân tạo và luật pháp (Artificial intelligence and law) từ năm 1992. Đến nay, sau 89 kỳ xuất bản, tuy không có nhiều bài viết trong tổng số 443 bài được công bố phân tích về mối tương quan và khả năng ứng dụng trực tiếp của AI trong lĩnh vực pháp lý, nhưng sự hiện diện của nó đã mở ra một hướng tiếp cận mới. Và bài viết trên kỳ xuất bản mới nhất, đầu tháng 3-2019, một lần nữa đã giới thiệu khả năng và cách thức sử dụng máy tính và các chuyên gia pháp lý trực tuyến cho các mô hình thủ tục pháp lý, đặc biệt là trong tư vấn pháp luật.

Previous articleApple điều tra sự cố trên iPhone XS/XS Max
Next articleĐặt trước Galaxy A50 tại FPT Shop nhận quà công nghệ thời thượng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here