Home Công nghệ số Bảo mật Có 17.610 chủng loại mã độc trên các thiết bị android

Có 17.610 chủng loại mã độc trên các thiết bị android

0
0c1cfb9e-fe2a-4d28-aa3b-17a44f4e738a 1

Một trong những mục tiêu chú ý của tội phạm mạng trong năm 2015 chính là những người dùng smartphone/tablet nền tảng Android.

0c1cfb9e-fe2a-4d28-aa3b-17a44f4e738a 1

Các chuyên gia nghiên cứu bảo mật Dr.Web đã phát hiện một lượng lớn các ứng dụng Android có khả năng gây nguy hiểm và độc hại. Kết quả là cơ sở dữ liệu diệt virus Dr.Web đã được cập nhật với 17.610 chủng loại mã độc.

Đa số các phần mềm độc hại trên thiết bị Android hoạt động thông qua tin nhắn (SMS Trojans). Theo cơ sở dữ liệu Virus Dr.Web, số lượng chữ ký cho các gia đình Android.SmsSend tăng 164,2% và lên tới 7.103 mã độc. Số lượng chữ ký họ Android.SmsBot cũng tăng lên (+192,8%).

Hơn nữa, các loại Trojans ngân hàng khác nhau tấn công Android đã gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho người sử dụng trong năm 2015. Phần mềm độc hại có thể ăn cắp thông tin đăng nhập và mật khẩu để truy cập vào các ứng dụng ngân hàng trực tuyến và ngấm ngầm chuyển tiền vào tài khoản tội phạm mạng và chuyên gia Dr.Web đã phát hiện một số lượng lớn của các Trojan như vậy trong năm 2015.

Cần lưu ý rằng các cuộc tấn công bằng cách sử dụng Trojan ngân hàng (banking Trojan) vào nền tảng Android đang phổ biến trên thế giới. Trong năm 2015, Trojans dường như như đã lây lan mạnh tại Nga và Hàn Quốc. Ví dụ, Android.BankBot.65.origin, một chương trình phần mềm độc hại nguy hiểm được thiết kế để ăn cắp tiền từ người dùng Nga, đã được kết hợp trên ứng dụng ngân hàng trực tuyến hợp pháp giả mạo và lây lan như là một bản cập nhật cho các phần mềm tương ứng trên một trang web phổ biến dành riêng cho các thiết bị di động. 

Cũng trong năm nay Trojans ransomware biến thể mới tiếp tục xuất hiện. Những chương trình độc hại loại này trở nên nổi bật từ giữa năm 2014 và đã đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các thiết bị nền tảng Android kể từ đó. Các chương trình này thường khóa các thiết bị di động bị xâm phạm và yêu cầu một khoản tiền chuộc để mở khóa. Trojan Android.Locker.71.origin là một ví dụ, Trojan này bị phát hiện vào tháng 2 năm 2015. Nó được lập trình để mã hóa tất cả các tập tin và đòi một khoản tiền chuộc 200 USD.

Previous articleNgười dùng Việt thiệt hại 8.700 tỷ đồng về an ninh thông tin
Next articleNhiều cải tiến mới với Lexus RX 2016

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here