Home Công nghệ số Bảo hiểm ứng dụng Robot vào hoạt động, tiết kiệm 70% chi...

Bảo hiểm ứng dụng Robot vào hoạt động, tiết kiệm 70% chi phí

0
32554467 - 3d robot with umbrella and laptop. data protection concept. isolated. contains clipping path

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Industrie 4.0) đã và đang làm thay đổi dần cuộc sống và công việc của con người. Cũng như ba cuộc Cách mạng đã diễn ra trong quá khứ, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ khiến nhiều ngành nghề lao đao vì xu hướng tự động hóa, nhưng cũng là cơ hội để các nghề khác phát triển, trải dài từ công nghệ thông tin, giao thông vận tải, xây dựng, dệt may cho đến y tế…. và mới đây nhất là ngành bảo hiểm. Ứng dụng robot vào ngành bảo hiểm được các chuyên gia của EY cho rằng sẽ cắt giảm đến 70% chi phí hoạt động cho doanh nghiệp.

Thật vậy, ứng dụng công nghệ Robot vào quy trình Bảo hiểm sẽ tạo ra một bước biến đổi lớn về phương thức hoạt động của ngành này – nhanh hơn, chính xác hơn với chi phí hợp lý hơn.

Robots đang tiếp quản tài chính và kinh doanh, nhưng nó không theo cách mà những người hâm mộ khoa học viễn tưởng tưởng tượng ra. Đây không phải là một cỗ máy ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mà là một phần mềm vận hành các quy trình kinh doanh, được gọi là tự động hóa quy trình bằng Robot (Robotic Process Automation – viết tắt là RPA), được xem là là một động lực mới của ngành Bảo hiểm.

RPA là việc bắt chước hành động của con người gắn với nhiều quy trình kinh doanh khác nhau. Chúng ta có thể liên tưởng tới hình ảnh của những cỗ máy tại các xưởng sản xuất ô tô; tuy nhiên, robot trong quy trình RPA chỉ là con robot ảo. Chúng thực tế là các phần mềm được cài đặt trong các máy tính và tương tác với các ứng dụng kinh doanh.

Nói cách khác, RPA được hiểu là một phần mềm máy tính, hoạt động dựa trên những lập trình có sẵn, tương tác với các ứng dụng kinh doanh, sẽ bắt chước các hành động mang tính lặp lại để có thể tối đa hiệu suất lao động. Đối với ngành Bảo hiểm, phần mềm RPA được thiết kế cho phép những nhân viên vận hành được đào tạo có thể tự động hóa và kiểm soát quy trình dựa trên những nền tảng công nghệ thông tin hỗ trợ.

Công nghệ RPA đang cho thấy sự phổ biến rộng rãi trong các ngành công nghiệp, bao gồm các dịch vụ tài chính nói chung. Tuy nhiên, lĩnh vực bảo hiểm đã bị tụt lại phía sau các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác trong việc tiến hành. Các công ty bảo hiểm vừa bắt đầu chạy các chương trình thí điểm để khám phá những lợi ích mà RPA có thể cung cấp trong quá trình tự động hoá các quy trình lặp đi lặp lại. Những doanh nghiệp đã tiến hành áp dụng thu được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, những lợi ích của RPA vượt xa sự gia tăng hiệu quả. Tiềm năng của RPA trên toàn bộ chuỗi giá trị bảo hiểm là rất lớn. RPA có lợi cho nhiều lĩnh vực trong ngành tài chính, chẳng hạn như xử lý yêu cầu bồi thường cho các công ty bảo hiểm, hóa đơn thanh toán và các dịch vụ hóa đơn cho các tiện ích, và thậm chí cung cấp tư vấn đầu tư cho các ngân hàn

Theo ông Sumit Narayanan, Phó Tổng giám đốc phụ trách tư vấn chuyên ngành Bảo hiểm khu vực ASEAN, phần mềm RPA được thiết kế cho phép cán bộ nghiệp vụ đã qua đào tạo có thể tự động hóa và kiểm soát quy trình của họ, được hỗ trợ trên nền tảng CNTT.

Một phần mềm có thể được coi là RPA nếu mang những đặc tính: Tập trung vào giao diện sử dụng như truy cập các ứng dụng hiện có thông qua các giao diện, với các công cụ tiên tiến để có thể tích hợp và tối đa hóa công cụ nhằm giảm thiểu tác động lên hệ thống cốt lõi; Lập kế hoạch & Giám sát (Trung tâm dữ liệu có thể chạy dữ liệu 24×7, với chức năng giám sát hoạt động và theo dõi cùng các tùy chọn linh hoạt về thời gian); Thân thiện với người dùng, 100% sử dụng đồ họa, gần như không đòi hỏi phải hiểu biết ngôn ngữ lập trình hay các thuật ngữ vĩ mô; Lịch sử kiểm toán toàn diện; Bảo mật toàn diện và khả năng mở rộng toàn diện (có thể hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng vật lý ảo và thực để chạy hàng ngàn tác vụ cùng lúc).

Sử dụng RPA mang tới nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp, trong đó lớn nhất là việc cắt giảm chi phí. Chi phí sẽ gần như giảm ngay lập tức đối với những công việc mang tính chất lặp lại – doanh nghiệp có thể giảm từ 50 – 70% chi phí tác vụ thủ công có tần suất thực hiện cao.

Ngoài ra, hiệu suất công việc cũng tăng rõ rệt – khi tính chính xác tăng cao, có thể ngay lập tức đáp ứng nhu cầu khách hàng theo thời gian thực và việc quản trị công việc cũng như chất lượng được chặt chẽ hơn.

Và ông Sumit đã đưa ra các dẫn chứng thực tế về việc áp dụng quy trình RPA tại Trung tâm Khiếu nại về Y tế ở Singapore. “Sau khi ứng dụng robot vào quá trình đánh giá hồ sơ để đảm bảo có thể xử lý yêu cầu nhanh và hiệu quả hơn, Trung tâm này đã đạt được những thành công đáng kể như giảm thời gian xử lý các khiếu nại thí điểm từ 15 FTE (nhân sự toàn thời gian) xuống còn 10 FTE; nhân lực có thể tập trung vào những hoạt động mang lại giá trị cao hơn cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ hơn”.

Ngoài ra, những hoạt động mà doanh nghiệp bảo hiểm còn có thể ưu tiên áp dụng công nghệ robot như: quản lý hợp đồng, xử lý bồi thường cho khách hàng cùng nhiều tác vụ liên quan tới quy trình tài chính, kế toán. RPA cũng tỏ ra hiệu quả trong việc hỗ trợ vận hành. Một công ty bảo hiểm toàn cầu tại Thái Lan đã ứng dụng RPA vào dịch vụ trực tuyến, thu thập thông tin và đạt được hiệu suất tốt.

Để có thể áp dụng công nghệ này một cách thành công, theo ông Saman Bandara, Phó Tổng giám đốc, Lãnh đạo Bộ phận Dịch vụ Bảo hiểm EY Việt Nam, điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp cần tinh gọn và chuẩn hóa các quy trình hoạt động. Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành rà soát quy trình hoạt động, xây dựng cơ chế mạch lạc cho robots cùng đội ngũ vận hành, ngoài ra, cũng nên có những hoạt động truyền thông hiệu quả về giá trị và tiềm năng của RPA cho mọi thành viên của doanh nghiệp.

Trước những lo ngại rằng các quy trình robot sẽ gây ra áp lực thất nghiệp cho các nhân sự trong ngành bảo hiểm, ông Ngô Việt Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý bảo hiểm, cho rằng: “Câu trả lời cho những câu hỏi này luôn đặt con người lên một thử thách ở tầm cao hơn. Thay vì mất thời gian vào những công việc có thể được tự động hóa bằng quy trình, công nghệ mới này khuyến khích nhân viên và các chuyên gia tài chính chuẩn bị để thích ứng với những thay đổi này trong tương lai bằng cách cung cấp giá trị gia tăng với các dịch vụ phức tạp hơn như phân tích tiên tiến, dự báo và hợp tác kinh doanh, điều mà Robot hay một cỗ máy sẽ không thể được thiết lập sẵn để vận hành.”

Previous articleRa mắt dịch vụ Wi-Ho cho khách du lịch nước ngoài
Next articleCloud thúc đẩy quá trình chuyển đổi số

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here