Home Tin tức Ứng dụng AI trong chuyển đổi số và xây dựng thành phố...

Ứng dụng AI trong chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh

0

Chiều 20/6, Trung tâm Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh (HCMC-DXC) và Công ty FPT Digital đã phối hợp tổ chức buổi hội thảo và tập huấn chuyên đề về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chuyển đổi số và xây dựng Thành phố thông minh”.

Theo các chuyên gia, những người ứng dụng AI trong khu vực công tin rằng AI sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với sự thành công của tổ chức của họ. Do đó, các tổ chức chính phủ đang theo đuổi các công nghệ AI, tuy nhiên mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm.

Thống kê cho thấy, các chính phủ tin rằng AI rất quan trọng ngày càng cần thiết trong tương lai đối với khu vực công. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực và sự quan tâm đáng kể mà các tổ chức chính phủ đang dành cho AI, hầu hết các dự án vẫn ở quy mô thí điểm. Mặc dù chính phủ đang nghiên cứu nhiều trường hợp sử dụng AI nhưng chính phủ chỉ triển khai đầy đủ một phần nhỏ trong số đó.

Thực tế, trong lĩnh vực ngân hàng, nhiều ngân hàng đã sử dụng AI chatbot để đưa ra lời khuyên tài chính được cá nhân hóa và xử lý ngôn ngữ tự nhiên nhằm cung cấp dịch vụ khách hàng tự phục vụ; Xác thực thông tin, nhận diện khách hàng thông qua hệ thống eKYC, giúp tiếp cận khách hàng mới dễ dàng, nhanh chóng hơn. Ví dụ như Techcombank đã ứng dụng AI phân tích dữ liệu rút tiền vào mùa cao điểm để tăng cường dòng tiền hay phân tích thông tin phòng chống gian lận.

Trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại, người ta dễ dàng nhận thấy AI được ứng dụng để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, sử dụng dịch vụ

Còn đối với dịch vụ công, ứng dụng AI nhận dạng hình ảnh để định danh khách hàng và tự động hóa dịch vụ công. Chẳng hạn như Chatbot dựa trên công nghệ ChatGPT để giúp công dân hỏi đáp các thủ tục hành chính.

Tại hội thảo, ông Đoàn Hữu Hậu, Giám đốc Công nghệ số FPT Digital, cho biết: Việc ứng dụng AI tại Việt Nam còn tồn tại nhiều thách thức. Chẳng hạn, AI mới chỉ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực giải trí; Thiếu các chính sách hỗ trợ phù hợp. Ngoài ra, chưa có các khung pháp lý, quy định và hướng dẫn chi tiết để bảo vệ quyền riêng tư và đảm bảo an toàn thông tin; Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ, hạ tầng và sự sẵn sàng về dữ liệu. Đặc biệt, nguồn lực chuyên gia về AI còn chưa đủ chín, số lượng chuyên gia AI có kỹ năng và kinh nghiệm đủ để triển khai các dự án lớn vẫn còn hạn chế.

Các chuyên gia FPT cũng chỉ ra nhiều cơ hội ứng dụng AI và GenAI trong lĩnh vực hành chính công. Cụ thể, ứng dụng trợ lý ảo/chatbot AI hỗ trợ người dân tra cứu thông tin về các thủ tục hành chính; Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến; Hệ thống tự động hóa quy trình xử lý hồ sơ như nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ,…; Hệ thống nhận diện khuôn mặt, xác minh danh tính của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến cấp phép, đăng ký,…

Ngoài ra, ứng dụng AI và GenAI trong phân tích dữ liệu lĩnh vực giao thông như lưu lượng xe cô, tình trạng tắc nghẽn, tai nạn giao thông; lĩnh vực môi trường như chất lượng không khí, nước, khí thải nhà kính…; lĩnh vực an ninh như tội phạm, khủng bố, an ninh mạng… Quan trọng, phân tích và đưa ra những dự báo giá trị đất theo thị trường, dự báo nhu cầu di chuyển giao thông, phân tích hành vi giao thông, dự báo lan truyền dịch bệnh, dự báo lượng rác thải tương lai… Đặc biệt, khả năng phát hiện gian lận, giám sát thông tin giao dịch và cảnh báo người dùng về hành vi bất thường hoặc không phù hợp với xu hướng thông thường; Phát hiện các hành vi gian lận như giả mạo danh tính, khai báo thông tin sai lệch, sử dụng tài liệu giả,…

Các chuyên gia FPT cũng nêu ví dụ mô hình ứng dụng AI và GenAI trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế, giao thông, an ninh an toàn, năng lượng… tại các thành phố Seoul, Incheon, Busan, Daejeon (Hàn Quốc), Singapore,…

Đại diện Trung tâm Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh cho biết, TP.HCM tầm nhìn đến năm 2030 sẽ trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số. Đặc biệt, TP.HCM hướng đến mô hình chuyển đổi kép: chuyển đổi số kết hợp chuyển đổi xanh với sự hỗ trợ của AI và là xu hướng mới của thời đại. Năm 2024, TP.HCM đã chọn chủ đề năm 2024 là “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội”.

Previous articleVertiv ra mắt Trung tâm AI mới trong ngành cho Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số quan trọng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here