Năm 2016, Intel sẽ đáp ứng được hàng loạt những nhu cầu đa dạng về máy tính, hướng đến các sản phẩm có kích thước nhỏ hơn kết hợp được tính linh hoạt và sự tiện dụng với hiệu năng hoạt động mạnh mẽ hơn.
Trong năm 2016, Intel sẽ tập trung nhiều vào các thị trường đang phát triển và Intel sẽ có kế hoạch hợp tác với các nhà sản xuất thiết bị nguyên bản địa phương (OEMs). Năm 2016, mục tiêu của Intel là sẽ mở rộng phát triển số lượng thiết bị 2-trong-1 với nhiều mức giá thành khác nhau. Trong khi đó, điện thoại chức năng và điện thoại thông minh giá rẻ vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng tại các thị trường này.
Một xu hướng chủ đạo của năm 2016 đó chính là tiềm năng phát triển của các thiết bị có kích thước thu nhỏ như Máy tính siêu nhỏ của Intel thế hệ mới (Next Unit of Computing – NUC) và máy tính tí hon của Intel (Intel Compute Stick) sẽ mang đến những trải nghiệm máy tính tuyệt vời hơn tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản.
Sản phảm NUC với kích thước nhỏ gọn phù hợp lắp đặt tại nhà hoặc nơi làm việc, đặc biệt là tại các thành phố ở thị trường Đông Nam Á nơi có diện tích cho văn phòng hạn chế. Thêm vào đó, với khả năng lưu trữ và giải trí đa phương tiện chất lượng cao như xem phim, nghe nhạc, chơi game, NUC là một thiết bị giải trí độc đáo ngay tại nhà.
Cuối cùng, NUC với giá thành hợp lý sẽ giúp người dùng tiết kiệm được chi phí. Lấy một ví dụ, một trường học ở vùng nông thôn sẽ không có đủ kinh phí để trang bị hàng loạt máy tính để bàn cho học sinh, nhưng với NUC thì điều này hoàn toàn có thể và học sinh có thể truy cập vào các giáo trình điện tử với mức chi phí rẻ hơn rất nhiều. Điều này cho thấy một cơ hội vô cùng lớn tại các thị trường như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam với hơn 89 triệu đối tượng khách hàng là học sinh sinh viên tại các thị trường này.
Một sự đổi mới đầu tiên tại thị trường Malaysia, máy tinh tí hon Intel Compute Stick với chi phí thấp đang tạo ra một sự thay đổi tiềm năng đầy thú vị để xóa nhòa các khoảng cách về công nghệ. Hiện tại, hơn 50 triệu Tivi kỹ thuật số được lắp đặt tại thị trường Đông Nam Á. Bằng việc tích hợp chiếc máy tính tí hon Intel Compute Stick, một chiêc Tivi có thể trở thành một chiếc máy tính thông minh và cung cấp nhiều tính năng để phục vụ nhu cầu học tập và giải trí.
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản là những thị trường tốt nhất để hướng thế giới đến sự kết nối của các thiết bị thông minh thông qua công nghệ Internet của Vạn Vật (Internet of Things – IoT). Những sự đầu tư ở lĩnh vực cá nhân và công cộng vào IoT đang bắt đầu chuyển đổi từ giai đoạn thử nghiệm sang triển khai. Năm 2016, sự chuyển đổi này sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Intel đã tham gia vào công nghệ IoT từ hơn hai thập kỷ, IoT đại diện một cơ hội đặc biệt để đưa công nghệ máy tính và sự am hiểu của Intel đến các ngành công nghiệp chủ đạo khác. Intel đang hợp tác chặt chẽ với các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, các nhà cung cấp viễn thông và các nhà phân tích hệ thống để hiểu rõ về xu hướng để từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp. Mục tiêu là để giúp các khách hàng có thể kết nối với các chủ thể thực trong lĩnh vực của họ với điện toán đám mây. Ví dụ, camera an ninh của một nhà máy hoặc hệ thống đèn giao thông của một thành phố, việc trích xuất dữ liệu từ các cảm biến sẽ được bảo mật cao. Khi đó, các tổ chức hay cá nhân có thể quản lý hệ thống của mình một cách hiệu quả và thông minh.
Các ngành công nghiệp nơi IoT đem đến những tiềm năng chuyển đổi cao như sản xuất, lĩnh vực mà robot học và các phân tích có thể giúp doanh nghiệp vận hành quy trình sản xuất, giảm thiểu sự hiện diện của máy móc và tiết giảm chi phí vận hành. Trong ngành công nghiệp ô tô, Intel kết hợp với các nhà sản xuất thiết bị ô tô để tạo ra những trải nghiệm lái xe của người dùng trở nên trực quan hơn. Ví dụ, bằng việc cài đặt cảm biến, người lái xe có thể kiểm tra khoảng cách đỗ xe, cung cấp định vị, lập tức thông báo những sai sót đến người lái và duy trì hiển thị thông tin trên màn hình liên tục. Sự kết hợp này sẽ được ứng dụng tại thị trường Nhật Bản, nơi diễn ra sự kiện Olympic Tokyo năm 2020, mục tiêu của Intel là sẽ giúp cung cấp việc quản lý giao thông và trải nghiệm lái xe một cách thông minh. Lĩnh vực giao thông và logistic cũng là lĩnh vực có thể ứng dụng công nghệ IoT, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang tìm kiếm các ứng dụng để giúp kiểm tra hàng hóa trong thời gian thực từ nhà kho đến tay người dùng, hay việc kiểm tra hệ thống thông tin tại điểm bán và thanh toán thông minh.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng là một lĩnh vực mà IoT có thể được ứng dụng một cách hiệu quả đặc biệt tại các quốc gia có tỷ lệ dân số lớn tuổi như Nhật Bản. IoT sẽ giúp người theo dõi tình trạng sức khỏe người dùng ngay tại nhà thông qua các thiết bị đeo để thông báo những dấu hiệu về sức khỏe, huyết áp, nhịp tim… và cảnh báo người dùng.