Home Công nghệ số SAP khuyến nghị các tổ chức, doanh nghiệp khai thác sức mạnh...

SAP khuyến nghị các tổ chức, doanh nghiệp khai thác sức mạnh của dữ liệu

0
Giải pháp màn hình thông minh SMART Signage cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh các chính phủ và doanh nghiệp đang hết sức nỗ lực để đạt được các mục tiêu của Đề án Công nghệ Thông tin – Truyền thông (CNTT-TT) 2020 của ASEAN, SAP nhận diện các cơ hội để giúp các tổ chức tại Việt Nam phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên số.

Ông Claus Andresen, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty SAP Khu vực Đông Nam Á cho biết: SAP nhận thấy có rất nhiều cơ hội để các tổ chức trong cả khu vực công và tư nhân khai thác sức mạnh của dữ liệu. Trong nền kinh tế số hiện nay, dữ liệu là mỏ vàng mới của các doanh nghiệp số. SAP giúp các tổ chức hành động ngay lập tức nhờ thông tin thời gian thực có được từ dữ liệu để mang đến những trải nghiệm ý nghĩa, hấp dẫn cho khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và đối tác của họ.

Theo Chương trình mục tiêu về phát triển CNTT của Việt Nam, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và có lợi nhuận với tỷ trọng doanh thu xuất khẩu lớn vào năm 2025. Lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT) sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng tối thiểu là 15%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 trong các lĩnh vực phần mềm, dịch vụ số và dịch vụ CNTT cũng như thu hút thêm các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những lĩnh vực quan trọng, bao gồm cả phần cứng thiết bị điện tử và dịch vụ thuê ngoài kỹ thuật số. Ngoài ra, Việt Nam sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và đặt mục tiêu lọt vào Top 10 quốc gia cung cấp phần mềm và dịch vụ thuê ngoài kỹ thuật số trên thế giới.

Theo IDC, những tổ chức có thể khai thác và phân tích toàn bộ dữ liệu liên quan và cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định có thể nâng cao lợi ích về năng suất lao động (trên cơ sở toàn cầu) tương ứng với 430 tỷ đô la so với những tổ chức ít ứng dụng công nghệ phân tích hơn trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Ông Chwee Kan Chua, Giám đốc Nghiên cứu Toàn cầu, Bộ phận Giải pháp BDA và Điện toán Biết nhận thức/Trí tuệ nhân tạo, cho biết: “Khi ngày càng có nhiều tổ chức tại khu vực Đông Nam Á số hóa ở mức độ cao hơn, họ không thể thoát ly khỏi thực tế đó. Khối lượng và mức độ chi tiết ngày càng tăng của những thông tin mà các doanh nghiệp thu thập được, sự phát triển của nội dung đa phương tiện, mạng xã hội và Internet Vạn vật (IoT) sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ về dữ liệu trong tương lai gần. Các chính phủ và doanh nghiệp đều cần phải chuẩn bị sẵn sàng để khai thác thông tin và biến chúng trở thành một năng lực cạnh tranh cốt lõi, nắm bắt những cơ hội mới về nâng cao hiệu quả, tiến bộ và lợi ích của khách hàng”.

Theo một nghiên cứu toàn cầu mới đây của SAP, với sự hỗ trợ của tổ chức phân tích thị trường Oxford Economics, 84% số công ty toàn cầu được khảo sát cho biết, chuyển đổi số có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại của họ trong vòng 5 năm tới, nhưng mới chỉ có 3% hoàn thành chương trình số hóa trên phạm vi toàn bộ tổ chức. Kết quả nghiên cứu này được công bố tại Hội nghị Nhà sáng tạo Khu vực Châu Á của SAP (AIS), được tổ chức vào ngày 22/8 tại TP.HCM.

Nghiên cứu toàn cầu với các nhà Lãnh đạo Chuyển đổi số của SAP: 4 phương thức thức để các nhà lãnh đạo tạo ra sự khác biệt dựa trên kết quả khảo sát từ nhiều nhà lãnh đạo cao cấp tại 17 quốc gia và khu vực, trong đó bao gồm cả 195 nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu này tìm ra những thách thức, cơ hội, giá trị và công nghệ cốt lõi định hướng quá trình chuyển đổi số.

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi kỹ số đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính phủ, và Bộ Thông tin & Truyền thông (MIC) đang đề xuất một khoản đầu tư trị giá 8.000 tỷ VND (363 triệu USD) cho chương trình mục tiêu phát triển công nghệ thông tin trong giai đoạn từ 2016 đến 2020. Các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ chương trình này thông qua thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ba lĩnh vực chính: Phát triển ngành CNTT, Thúc đẩy ứng dụng CNTT và Tăng cường an ninh, bảo mật thông tin. Ngoài ra, mức độ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam cũng gia tăng, mở ra cơ hội để giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi trở thành các doanh nghiệp số.

“Với một tầm nhìn cụ thể về ICT từ nay đến năm 2025 cùng với sự hỗ trợ tuyệt vời của chính phủ và động lực mạnh mẽ trong hành trình số hóa, các doanh nghiệp Việt Nam có vị thế vững chắc để tự chuyển đổi trong nền kinh tế số cũng như giành lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng bền vững,” ông Trường Phạm, Tổng Giám đốc, SAP Việt Nam phát biểu.

Với truyền thống hỗ trợ các tổ chức trong nhiều ngành kinh tế khác nhau, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (small and media enterprises – SME) bằng những chương trình đổi mới sáng tạo của mình, hôm nay, SAP Việt Nam còn công bố chương trình hợp tác với Công ty TNHH Nệm Vạn Thành, một trong các nhà sản xuất nệm gối cao su thiên nhiên, nệm lò xo, nệm gòn và nệm mouse lớn nhất tại Việt Nam để hỗ trợ công ty trong hành trình chuyển đổi số của mình.

Một phần trong tầm nhìn của Công ty TNHH Nệm Vạn Thành là nâng cao hiệu quả kinh doanh với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng trong tương lai, do đó, công ty đã hợp tác với SAP để số hóa các hoạt động tài chính, nhân sự và tương tác với khách hàng của mình. Trước đây, công ty bị cản trở bởi các quy trình thủ công, dựa trên giấy tờ, dẫn đến năng suất làm việc thấp và chậm trễ trong báo cáo tài chính. Là công ty tiên phong triển khai và áp dụng giải pháp SAP Business One trên nền SAP HANA tại Việt Nam, Công ty TNHH Nệm Vạn Thành kỳ vọng vào khả năng nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động của mình.

Được thiết kế phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và được phân phối thông qua các đối tác của SAP, ứng dụng SAP Business One trên nền HANA có thể giúp các doanh nghiệp đồng bộ hóa các quy trình nghiệp vụ, phản ứng kịp thời trước các thông tin mới và thúc đẩy tăng trưởng có lợi nhuận. Việc triển khai phần mềm SAP Business One trên nền HANA góp phần cung cấp thông tin rõ ràng trên phạm vi toàn bộ doanh nghiệp và kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh cụ thể trong hoạt động. Vấn đề cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) và truy vấn nhanh với các công cụ phân tích tối ưu ( Business Analytics) có sẵn, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng là giá trị cốt lõi của SAP Businss One trên nền tảng HANA mang lại.

Mục tiêu của việc triển khai giải pháp này là thu thập mọi thông tin kinh doanh quan trọng để hỗ trợ hoạt động truy cập và sử dụng trên phạm vi toàn bộ công ty cũng như cung cấp những thông tin cần thiết để giúp công ty quản lý các lĩnh vực hoạt động quan trọng.

“Thông qua sự hợp tác với SAP và đối tác triển khai OneSystem (OST) để bắt đầu hành trình số hóa, chúng tôi đã đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu 22%. Về phương diện hoạt động, thời gian trung bình cần thiết để hoàn thành một đơn hàng đã giảm đi 38%, và điều đó minh chứng mức độ cải thiện to lớn về chất lượng trải nghiệm của khách hàng. Một thước đo kinh doanh quan trọng khác mà chúng tôi đã đạt được thông qua dự án triển khai này là cắt giảm chi phí hàng tồn kho tới 17%. Với những lợi ích đó, giờ đây, chúng tôi có thể tập trung vào những việc mang tính chiến lược cao hơn và xây dựng tầm nhìn tăng trưởng trong tương lai,” Ông Trương Khánh Vân, Phó Tổng Giám Đốc Công ty TNHH Nệm Vạn Thành chia sẻ.

Để giúp khách hàng khai thác sức mạnh của dữ liệu và phát triển doanh nghiệp số của mình, mới đây SAP đã ra mắt bộ giải pháp IoT (Internet vạn vật). Là một phần trong hệ thống sáng tạo kỹ thuật số SAP Leonardo, những giải pháp IoT này khai thác ưu thế của những tiến bộ về Công nghệ xử lý Dữ liệu Lớn và Phân tích Dữ liệu, năng lực để kết nối con người, sự vật và doanh nghiệp với Nền tảng Điện toán Đám mây SAP cũng như là các công nghệ tiên tiến như là học máy, nhằm triển khai chiến lược IoT và Công nghiệp 4.0 trong các lĩnh vực logistics, sản xuất và quản lý tài sản kỹ thuật số.

Những giải pháp mới này bao gồm:
• SAP Leonardo IoT Bridge, trung tâm điều hành số dựa trên vai trò có thể cấu hình được, cung cấp cho các nhà quản lý thông tin và khả năng chưa từng có để hành động theo thời gian thực
• SAP Global Track and Trace, một giải pháp dựa trên nền tảng điện toán đám mây dành cho hoạt động theo dõi, giám sát và báo cáo hợp nhất, toàn diện về các đối tượng (objects) và quy trình nghiệp vụ (business processes) trong toàn mạng lưới chuỗi cung ứng
• SAP Leonardo IoT Edge, một phần mềm để đưa các thành phần tính toán, lưu trữ và bối cảnh kinh doanh thông qua môi trường điện toán đám mây đến với vị trí triển khai các thiết bị thông minh ở bên ngoài trung tâm dữ liệu nhằm đạt được hiệu quả của quy trình nghiệp vụ gần như chắc chắn và theo thời gian thực
• SAP Digital Manufacturing Insights, một giải pháp quản lý hiệu quả sản xuất tập trung, dựa trên nền tảng điện toán đám mây với khả năng cung cấp thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất, qua đó hỗ trợ hoạt động tối ưu hóa quy trình
• SAP Asset Manager, một ứng dụng di động dựa trên nền tảng điện toán đám mây để quản lý trạng thái, kiểm kê, bảo trì và bảo vệ an toàn cho tài sản

Previous articleIntel ra mắt Core i thế hệ thứ 8, cải thiện 40% hiệu năng của Kaby Lake
Next articleTấn công zero-day, ransomeware tràn ngập trong quý 2/2017

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here