Home Tin tức Ra mắt OMNI 4.0, OCB tham vọng dẫn đầu chuyển đổi số...

Ra mắt OMNI 4.0, OCB tham vọng dẫn đầu chuyển đổi số ngành ngân hàng

0

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành khi ra mắt phiên bản ngân hàng số OCB OMNI tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay, thiết lập tiêu chuẩn ngành mới tại Việt Nam…

Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức cho ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới (OCB OMNI 4.0).

TRIỂN KHAI NHANH, HIỆU QUẢ, TIÊN PHONG CHUYỂN ĐỔI SỐ

Với sự phối hợp chặt chẽ từ Backbase và SmartOSC, dự án này đã đi vào hoạt động chỉ trong 6 tháng, đưa OCB trở thành ngân hàng dẫn đầu trong cuộc đua chuyển đổi số hiện nay.

Song song đó, OCB đã tăng tốc triển khai các sản phẩm dịch vụ và tính năng thông qua nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase. Quá trình thiết lập nhanh chóng này bao gồm các tính năng quan trọng như: quản lý tài khoản, tiền gửi, thanh toán hóa đơn, dịch vụ thẻ, vay, tất cả đều được điều chỉnh phù hợp với đặc thù riêng thị trường Việt Nam.

Ông Phạm Hồng Hải, Quyền Tổng Giám đốc OCB cho biết, Việt Nam được định vị là nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á. Trong đó, tốc độ tiếp cận thị trường nhanh chóng nhằm mang lại sự tương tác chất lượng với khách hàng là vô cùng quan trọng để các ngân hàng giành được sự ưu tiên trên thị trường.

“Tôi rất vui mừng vì hôm nay OCB chính thức ra mắt ngân hàng số OCB OMNI phiên bản mới với một loạt dịch vụ tài chính hiện đại, giữ vững cam kết đi vào hoạt động sau 6 tháng trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng. Việc đẩy nhanh quá trình triển khai nền tảng và ứng dụng của OCB này được đánh giá là giúp tiết kiệm thời gian tới 40%”, ông Hải nhấn mạnh

Theo ông Hải, dự án này còn được phân phối với chi phí thấp hơn hai lần so với tiêu chuẩn ngành, tạo nền tảng sẵn sàng mạnh mẽ để OCB thực hiện hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trong thời gian ngắn. OCB rất tự hào khi trở thành ngân hàng tiên phong đón đầu chiến lược chuyển đổi số trong ngành.

Về chiến lược sắp tới, OCB sẽ thể hiện mạnh mẽ hơn nữa khả năng xây dựng các hành trình độc đáo và tùy chỉnh trên nền tảng để cho phép thâm nhập đa kênh kịp thời và nhanh chóng.

Được biết, trong lần triển khai đầu tiên của ứng dụng, OCB đã chuyển đổi hơn 7.000 người dùng nội bộ sang nền tảng mới, nhận được phản hồi rất tích cực về tính mượt, nhanh, tốc độ và an toàn.

Theo đại diện Backbase, sự quyết đoán của Ban lãnh đạo OCB trong việc nhanh chóng ra mắt ngân hàng số thế hệ mới trong 6 tháng với nền tảng ngân hàng tương tác Backbase đã giúp OCB vượt lên dẫn trước nhiều ngân hàng cùng ngành trong việc thực hiện cam kết đặt khách hàng lên hàng đầu và ưu tiên chuyển đổi số.

Còn Phó Chủ tịch SmartOSC ông Lê Mai Anh chia sẻ, có hai yếu tố chính góp phần vào sự thành công của dự án OCB OMNI lần này. Đầu tiên là sự đồng thuận và hỗ trợ rất sâu sát từ Ban lãnh đạo cấp cao của OCB đã tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình phát triển. Thứ hai, nền tảng ngân hàng tương tác Backbase, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho SmartOSC trong việc tích hợp các yêu cầu bản địa hóa với các dịch vụ vi mô của công cụ, đảm bảo sự phát triển hiệu quả của ứng dụng.

SIMPLE APP, SIMPLE LIFE TRÊN NỀN TẢNG ĐA KÊNH

Phiên bản OCB OMNI 4.0 đã đặt ra một tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực ngân hàng số với các tính năng đáp ứng nhu cầu tối ưu của người tiêu dùng Việt Nam về tốc độ và sự tiện lợi, đúng với phương châm “Simple app, simple life” (đơn giản, dễ dùng và tiện lợi).

Cụ thể, chỉ cần thanh toán QR 1 chạm, ứng dụng cho phép giao dịch liền mạch tại hàng ngàn điểm dịch vụ khác nhau, từ thương mại điện tử đến du lịch, ứng dụng cũng sở hữu các dịch vụ ngân hàng số hiện đại, tiện dụng, như mở và quản lý tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, dịch vụ thẻ, tiền gửi, vay cùng nhiều tính năng ưu việt khác.

Đặc biệt, tại phiên bản lần này, OCB sử dụng công nghệ bảo mật FIDO, với thuật toán mã hóa mạnh mẽ, bảo mật đa lớp để ký cho từng giao dịch, được đánh giá an toàn nhất hiện nay, kết hợp với việc ngân hàng đã chuẩn bị sẵn sàng bổ sung xác thực sinh trắc học từ ngày 1/7/2024 theo quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước nhằm hướng tới mục tiêu bảo mật, đảm bảo tính an toàn, bảo vệ thông tin tài chính của người dùng một cách tối ưu.

Không dừng lại ở đó, nhằm cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng cả về giao diện đến những tính năng hỗ trợ giao dịch, phiên bản ngân hàng số này tích hợp các công nghệ hiện đại như: khách hàng có thể sử dụng ứng dụng gợi ý trực quan khi chỉ cần thao tác trong 2 click, hoặc chủ động tách lệnh giá trị lớn để chuyển tiền nhanh và phân loại giao dịch để quản lý chi tiêu, cùng nhiều tiện ích khác.

Tiên phong trong hoạt động chuyển đổi số từ rất sớm, ngay từ năm 2018, OCB đã cho ra mắt phiên bản ngân hàng số OCB OMNI đầu tiên, nổi bật với các sản phẩm, tính năng khác biệt như: quản lý tài chính, giỏ thanh toán, thanh toán định kỳ/tương lai, sổ tay tiện ích (widget), mở sổ tiết kiệm online…

Trải qua 3 phiên bản với nhiều thay đổi mạnh mẽ về giao diện và thêm nhiều tính năng vượt trội, phiên bản OCB OMNI 4.0 tích hợp những công nghệ mới nhất hiện nay, tạo nên những trải nghiệm riêng biệt cho người dùng, mang lại cảm giác ứng dụng được dành riêng cho từng khách hàng và mức độ bảo mật luôn được ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, với nền tảng Open API, phát triển hệ sinh thái số, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ, hưởng ưu đãi kép cả của OCB và đối tác.

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2023, ngân hàng số OCB OMNI đã tăng 61% lượng giao dịch so với năm 2022 và tăng 25 lần so với năm 2018, tỷ lệ giao dịch trên OCB OMNI chiếm đến 95% tổng giao dịch, số dư tiết kiệm online tăng 55% so với năm 2022, số dư CASA năm 2023 cũng có sự tăng trưởng cao với mức tăng 44% so với năm 2022.

Previous articleTrung tâm dữ liệu được thúc đẩy bởi kinh tế số và hạ tầng số
Next articleHUAWEI WATCH FIT 3 giá từ 3 triệu đồng, sở hữu công nghệ, thiết kế hoàn toàn mới

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here