Kinh tế chia sẻ là mô hình mà Phunumart.vn áp dụng cho sân chơi Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam. Khách hàng đầu cuối Win – Đối tác, Win – Cộng sự, Win – Phunumart.vn, Win – TMĐT Việt Nam, Win – Cuộc chơi mà mọi thành phần tham gia cùng thắng.
Ông Lê Bảo Quốc, Giám đốc điều hành phunumart.vn, cho biết: Hiện, phunumart đang hợp tác với kay.vn, dealtoday.vn, mgift của Viettel… các đối tác truyền thông như phununews.vn, nguoitieudung.com.vn, nguoiduatin.vn…. và các đối tác về đào tạo, công nghệ, bán hàng, xây dựng hệ thống như amawez.com… Thời gian tới, phunumart mở rộng hợp tác với các đơn vị cung ứng, các chuỗi cửa hàng tiện ích, các siêu thị, các trung tâm thương mại… nhằm tối đa tiện ích và trải nghiệm cho khách hàng.
Phunumart.vn chính thức ra mắt vào ngày 27/9/2016 sau giai đoạn thử nghiệm trong 6 tháng và dự kiến đến hết quý 1/2017, phunumart chạy chính thức thị trường tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng với tầm phủ dịch vụ cho toàn quốc.
Nhìn ra thế giới năm 2015, dịch vụ TMĐT chiếm 1.672 tỷ USD, tương đương 7,3% trong tổng doanh thu 22.000 tỷ USD thị trường bán lẻ toàn cầu. Đến năm 2018, tỷ lệ doanh thu thị trường bán lẻ thông qua website sẽ chiếm tới 8,8% trên tổng thị trường bán lẻ toàn cầu.
Hơn 45% dân số thế giới đã sử dụng internet và 1/3 trong số đó đã ít nhất 01 lần sử dụng TMĐT. Trong đó, 80% người sử dụng thương mại điện từ có độ tuồi từ 25 – 55 tuổi, trong đó 40% là nam giới và 60% là nữ giới.
Ở Việt Nam, theo dự thảo kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020 do Bộ Công thương soạn thảo. Đến 2020, phấn đấu 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người. Trong khi đó năm 2015, TMĐT Việt Nam là đã đạt đến mức xấp xỉ 5 tỷ USD.
TMĐT Việt Nam là bức tranh sinh động “có kẻ thắng – có người đang gồng mình – kẻ bỏ chạy – và cũng có người thua bất ngờ”. Nhiều ông lớn về TMĐT đã và đang vào thị trường Việt Nam như Alibaba của Trung Quốc “thâu tóm” Lazada và Lazada Việt Nam hiện đang nắm gần 40% thị phần TMĐT Việt Nam.
Con đường của các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup TMĐT ngoài đối mặt với những trở ngại chung như nhân lực chưa đảm bảo, internet tốc độ cao, môi trường pháp lý cho TMĐT và cuối cùng là vấn để an ninh mạng thì yếu tố sống còn chính là sự khác biệt.