Home Công nghệ số Bảo mật Kaspersky hé lộ thông tin về phần mềm theo dõi được sử...

Kaspersky hé lộ thông tin về phần mềm theo dõi được sử dụng trong chiến dịch Operation Triangulation

0

Sau báo cáo về chiến dịch Operation Triangulation nhắm mục tiêu vào các thiết bị iOS, các chuyên gia của Kaspersky làm sáng tỏ các chi tiết về phần mềm gián điệp được sử dụng trong cuộc tấn công.

Với tên gọi TriangleDB, phần mềm này mang đến cho kẻ tấn công khả năng giám sát bí mật. Nó chỉ hoạt động trong bộ nhớ, đảm bảo rằng tất cả dấu vết về nó sẽ bị xóa khi khởi động lại thiết bị.

Kaspersky gần đây đã báo cáo về chiến dịch APT (Advanced Persistent Threat) di động mới nhắm mục tiêu đến các thiết bị iOS thông qua iMessage. Sau cuộc điều tra kéo dài sáu tháng, các nhà nghiên cứu Kaspersky đã công bố một bản phân tích chuyên sâu về chuỗi khai thác và khám phá chi tiết về hoạt động lây nhiễm bằng phần mềm gián điệp. Phần mềm này có tên là TriangleDB, được triển khai bằng cách khai thác lỗ hổng để giành quyền root trên thiết bị iOS. Sau khi được khởi chạy, nó chỉ hoạt động trong bộ nhớ của thiết bị, do đó dấu vết lây nhiễm sẽ biến mất khi thiết bị khởi động lại. Vì vậy, nếu nạn nhân khởi động lại thiết bị, kẻ tấn công cần phải tái lây nhiễm thiết bị bằng cách gửi một iMessage khác có tệp đính kèm độc hại, bắt đầu lại toàn bộ quá trình khai thác.

Nếu thiết bị không khởi động lại, phần mềm sẽ tự động gỡ cài đặt sau 30 ngày, trừ khi những kẻ tấn công kéo dài thời gian này. Hoạt động như một phần mềm gián điệp phức tạp, TriangleDB thực hiện nhiều khả năng thu thập và giám sát dữ liệu.

Phần mềm bao gồm 24 lệnh với các chức năng đa dạng. Các lệnh này phục vụ nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như tương tác với hệ thống tệp của thiết bị (bao gồm tạo tệp, sửa đổi, trích xuất và xóa), quản lý các quy trình (liệt kê và chấm dứt), trích xuất các chuỗi để thu thập thông tin đăng nhập của nạn nhân và giám sát vị trí địa lý của nạn nhân.

Trong khi phân tích TriangleDB, các chuyên gia của Kaspersky đã phát hiện ra rằng lớp CRConfig chứa một phương thức không được sử dụng có tên là popatedWithFieldsMacOSOnly. Mặc dù không được sử dụng trong phần mềm lây nhiễm iOS, nhưng sự hiện diện của nó cho thấy khả năng nhắm mục tiêu các thiết bị macOS.

Georgy Kucherin, Chuyên gia bảo mật tại Nhóm Phân tích và Nghiên cứu Toàn cầu, Kaspersky cho biết: “Khi đào sâu vào cuộc tấn công, chúng tôi đã phát hiện ra phần mềm lây nhiễm iOS tinh vi này có nhiều điểm kỳ lạ. Chúng tôi tiếp tục phân tích chiến dịch và sẽ cập nhật cho mọi người những thông tin sâu hơn về cuộc tấn công tinh vi này. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng an ninh mạng cùng chung tay chia sẻ kiến thức và cộng tác để có được bức tranh rõ ràng hơn về các mối đe dọa ngoài kia”.

Các nhà nghiên cứu tại Kaspersky đã ra mắt tiện ích đặc biệt “triangle_check” có thể tự động kiểm tra thiết bị có bị lây nhiễm bởi phần mềm độc hại không. Thông tin chi tiết về tiện ích này được đăng tải trên blogpost.

Kaspersky khuyến nghị người dùng thực hiện các biện pháp sau để tránh trở thành nạn nhân của tấn công có chủ đích:
• Đối với bảo vệ, điều tra và phản hồi kịp thời ở mức độ điểm cuối, sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy dành cho doanh nghiệp, chẳng hạn như Kaspersky Unified Monitoring and Analysis Platform (KUMA)
• Cập nhật hệ điều hành Microsoft Windows và phần mềm của bên thứ ba càng sớm càng tốt, và việc này cần thực hiện thường xuyên
• Cung cấp quyền truy cập vào Thám báo mối đe dọa (Threat Intelligence – TI) mới nhất cho đội ngũ SOC. Kaspersky Threat Intelligence là nguồn truy cập đơn giản cho TI của công ty, cung cấp dữ liệu về tấn công mạng và những thông tin, báo cáo trong suốt 20 năm qua từ Kaspersky.
• Trang bị kỹ năng cho nhóm an ninh mạng để giải quyết những mối đe dọa có chủ đích mới nhất bằng khóa đào tạo trực tuyến của Kaspersky, được phát triển bởi chuyên gia tại GReAT
• Vì nhiều cuộc tấn công có chủ đích bắt đầu bằng lừa đảo hoặc những chiến thuật kỹ thuật xã hội, hãy cung cấp khóa đào tạo về nhận thức bảo mật và hướng dẫn các kỹ năng cần thiết cho nhân viên công ty, chẳng hạn như Kaspersky Automated Security Awareness Platform.

Previous articleViettel IDC hợp tác cùng VinAI và Qualcomm đẩy mạnh các giải pháp AI tại Việt Nam
Next article“Quà tặng” xe đạp 3D SuperStrata hay “Trái đắng”

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here