Trước bối cảnh an ninh mạng ngày càng phức tạp, Kaspersky đã triển khai chương trình Tập huấn Nâng cao Năng lực số và An toàn số, dành cho 150 giáo viên từ 135 trường tiểu học và trung học trên khắp Việt Nam.
Nằm trong khuôn khổ dự án toàn cầu của Kaspersky Kids Cyber Resilience Project, khóa đào tạo này sẽ trang bị cho các nhà giáo Việt Nam kỹ năng ứng phó với các mối đe dọa an ninh mạng trực tuyến, từ đó góp phần xây dựng một môi trường số an toàn và lành mạnh.
Dự án Kaspersky Kids Cyber Resilience Project là một sáng kiến hợp tác giữa các nhà giáo dục, phụ huynh, học sinh, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và Chính phủ Việt Nam, với mục tiêu nâng cao nhận thức về các mối đe dọa an ninh mạng trong không gian số.
Trong khuôn khổ hợp tác với Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT) và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên (DoET), chương trình đào tạo Tập huấn Nâng cao Năng lực số và An toàn số đã cung cấp cho các nhà giáo Việt Nam những kiến thức cơ bản về an ninh mạng, dựa trên thực trạng bảo mật thông tin mạng ở Việt Nam.
Tận dụng lợi thế vượt trội của Kaspersky, từ kiến thức chuyên môn cho đến công nghệ bảo mật hàng đầu về an ninh mạng, khóa đào tạo này không chỉ cung cấp kiến thức mà còn mang lại kinh nghiệm thực tiễn, giúp giáo viên trở thành những người hướng dẫn đáng tin cậy cho thế hệ trẻ trong thời đại số.
Theo báo cáo của We Are Social: Vietnam Digital 2024, Facebook và TikTok hiện đang dẫn đầu trong bảng xếp hạng các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam, lần lượt chiếm vị trí số 1 và số 5 về lượng người dùng hoạt động tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi và hấp dẫn mà các nền tảng này mang lại, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà giới trẻ cần sớm nhận thức và có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Số liệu thống kê cho thấy, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam đang ngày càng nghiêm trọng. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục An toàn thông tin (Authority of Information Security) ghi nhận hơn 22.000 vụ lừa đảo qua mạng. Điều này cho thấy, bất chấp sự giám sát chặt chẽ của các bậc phụ huynh, nhu cầu bảo vệ an toàn thông tin cho giới trẻ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trước thực trạng này, nhà trường cần có những hành động quyết liệt để trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phòng tránh các rủi ro trên mạng.
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo tập huấn nâng cao năng lực số và an toàn số, các giáo viên sẽ được trang bị nền tảng vững chắc về an ninh mạng, từ đó hướng dẫn học sinh bảo vệ bản thân trong thế giới số. Với kiến thức chuyên sâu về an ninh mạng, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận diện các chiêu trò lừa đảo tinh vi, tránh xa những website độc hại và bảo vệ tài khoản cá nhân một cách hiệu quả.
Không chỉ vậy, khóa học còn giúp học sinh rèn luyện tư duy cảnh giác, đồng thời tự tin hơn khi tham gia các hoạt động trực tuyến và trở thành người sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm. Việc trang bị cho học sinh những kỹ năng an ninh mạng ngay từ sớm sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng mạng lành mạnh và an toàn hơn.
Ngoài ra, khóa đào tạo còn cung cấp cho giáo viên những kiến thức cần thiết để ứng phó các thách thức an ninh mạng phổ biến hiện nay, như rủi ro về quyền riêng tư và vấn nạn bạo lực mạng.
Ông Lý Tiến Hải, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên cho biết: Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, giáo viên Việt Nam hiện nay không chỉ cần xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn mà còn cần trang bị các kỹ năng an ninh mạng cơ bản. Những kỹ năng này sẽ giúp bảo vệ cả thầy cô và học sinh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn trên không gian mạng, đồng thời tạo ra một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
“Nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ từ Kaspersky và Vietnet-ICT, chúng tôi đã thành công triển khai dự án với nhiều giá trị thiết thực cho cộng đồng. Chúng tôi hy vọng sáng kiến này sẽ nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho giáo viên Việt Nam, đồng thời giúp các thầy cô ứng dụng những kiến thức vào công tác giảng dạy, từ đó giúp học sinh phát triển các kỹ năng số quan trọng cho tương lai”, ông Hải nói.
Bà Trishia Octaviano, Giám đốc phụ trách học thuật khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Kaspersky, đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sáng kiến này, “Mục đích của khóa đào tạo là để trang bị cho các nhà giáo Việt Nam những kiến thức bảo mật cần thiết, dựa trên nền tảng an ninh mạng vững chắc của Kaspersky, bao gồm những thông tin chuyên môn vượt trội cho đến các giải pháp bảo mật công nghệ cao. Từ đó giúp nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy. Thông qua khóa đào tạo này, chúng tôi hy vọng có thể hỗ trợ các thầy cô trong việc bảo vệ học sinh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực trên mạng xã hội, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến quyền riêng tư và bạo lực mạng.”
Bà Ngô Minh Trang, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT) chia sẻ: “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số, nơi kỹ năng công nghệ và an toàn trực tuyến đã trở thành yêu cầu thiết yếu. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Vietnet-ICT rất vinh dự khi được đồng hành cùng Kaspersky và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên triển khai chương trình đào tạo Tập huấn Nâng cao Năng lực số và An toàn số.
Qua khóa học đào tạo này, các thầy cô giáo sẽ không chỉ trang bị kiến thức mà còn trở thành những người bạn đồng hành, giúp học sinh khám phá thế giới số một cách an toàn và sáng tạo. Thông qua nỗ lực chung, mối quan hệ hợp tác này sẽ giúp chúng tôi tiếp tục sứ mệnh kết nối cộng đồng với các sáng kiến kỹ thuật số. Vì vậy, Vietnet-ICT mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác với Kaspersky để mở rộng chương trình, mang đến nhiều cơ hội trau dồi kiến thức cho giáo viên, góp phần xây dựng một cộng đồng mạng an toàn và lành mạnh.
Nghiên cứu trước đây của Kaspersky cho thấy, 65% các nhà giáo dục trở nên chủ động hơn trong việc chia sẻ những kiến thức mới về an ninh mạng với đồng nghiệp, trong khi 61% khác cảm thấy tự tin hơn khi hướng dẫn học sinh thực hành các biện pháp phòng chống rủi ro trên không gian mạng.
“Mục tiêu của sự hợp tác này là trang bị cho các nhà giáo dục sự tự tin để chuyển giao kiến thức cho học sinh, giúp các em có thể khám phá thế giới số một cách an toàn và có trách nhiệm. Sứ mệnh của Kaspersky là tạo ra một môi trường số lành mạnh, nuôi dưỡng sự phát triển và sức khỏe toàn diện của các thế hệ tương lai, đồng thời góp phần xây dựng các cộng đồng số an toàn và lành mạnh hơn cho mai sau,” bà Octaviano chia sẻ.