Home Công nghệ số Bảo mật Gần 2000 cuộc tấn công mạng, doanh thu an toàn thông tin...

Gần 2000 cuộc tấn công mạng, doanh thu an toàn thông tin đạt 900 tỷ đồng

0

Trong quý 2/2023, doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin đạt 892 tỷ đồng, lợi nhuận 89,3 tỷ đồng, nộp ngân sách 71,4 tỷ đồng và số doanh nghiệp hoạt động là 107 với hơn 3.600 lao động…

Tại Hội nghị trực tuyến giao ban Quản lý nhà nước quý 2/2023 ngày 12/6, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, lĩnh vực an toàn thông tin có doanh thu 892 tỷ đồng (tăng 6,2% cùng kỳ năm 2022), đạt lợi nhuận 89,3 tỷ đồng (tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2022) và nộp ngân sách 71,4 tỷ đồng (tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa với nước ngoài là 45,1%. Ngoài ra, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là 107 (tăng 9,2% cùng kỳ năm 2022) với hơn 3.600 lao động (tăng 11,6% so với cùng kỳ 2022); số địa chỉ IP nằm trong mạng botnet là 444.648 (giảm 36,9% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, số lượng cuộc tấn công mạng 1.992 cuộc, (giảm 32,8% so với cùng kỳ năm 2022).

Bên cạnh đó, tổng số chứng thư số công cộng đã cấp trong quý 2 là 6.087.810 chứng thư số tăng 18,72 % so với cùng kỳ năm 2022 (5.127.676 chứng thư số); Tổng số chứng thư số công cộng đang hoạt động trong quý 2 (tính đến cuối tháng 5/2023) là 2.080.000 chứng thư số tăng 16,13 % so với cùng kỳ năm 2022 (1.791.057 chứng thư số). Đóng góp vào ngân sách nhà nước từ nguồn thu phí duy trì hệ thống, lũy kế từ đầu năm của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đạt 25.306.218.000 đồng; lũy kế số nộp ngân sách nhà nước từ đầu năm 2023 đến nay đạt 3.797.821.650 đồng.

Cũng trong quý 2, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch hành động cập nhật triển khai Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 566/QĐ-BTTTT ngày 06/4/2023). Đồng thời, ra mắt và đưa vào hoạt động 02 Nền tảng: Nền tảng Hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và Nền tảng hỗ trợ điều tra số để hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác quản lý nhà nước và thực thi bảo đảm an toàn thông tin.

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai các giải pháp về công nghệ và phối hợp, hỗ trợ 17 bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp an toàn, an ninh mạng đáp ứng yêu cầu tại văn bản số 1552 nhằm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Tổ chức hoạt động Hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kỹ năng an toàn thông tin cho các tỉnh miền núi phía Bắc; Phối hợp tổ chức Cuộc thi “Học sinh với an toàn thông tin 2023”; Hội nghị hướng dẫn triển khai và đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương tại 03 miền Bắc, Trung, Nam; Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn không gian mạng Việt Nam 2023 (VietNam Security Summit 2023).

Đặc biệt, Bộ cũng đẩy mạnh hoạt động rà soát, phát hiện, xử lý các trang web lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng. Từ đó, cảnh báo và hướng dẫn khắc phục các điểm yếu, lỗ hổng nghiêm trọng có nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin; Thành lập Đoàn kiểm tra các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng năm 2023 đối với FPT CA; Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong quý 3/2023 là xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Cung cấp thông tin cho Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) phục vụ đánh giá Chỉ số An toàn, An ninh mạng toàn cầu (GCI); Tổ chức Chương trình Đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cơ bản trên phạm vi toàn quốc; Tổ chức Chiến dịch Tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng trên phạm vi toàn quốc; Hướng dẫn và tổ chức triển khai toàn diện, thực chất công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp; Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và hướng dẫn, đẩy mạnh sử dụng Nền tảng hỗ trợ bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ nhằm quản lý, giám sát, đo lường tuân thủ và thực thi pháp luật về an toàn thông tin; Nghiên cứu, xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số, hợp đồng lao động điện tử;…

Gần 2000 cuộc tấn công mạng, doanh thu an toàn thông tin đạt 900 tỷ đồng

Trong quý 2/2023, doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin đạt 892 tỷ đồng, lợi nhuận 89,3 tỷ đồng, nộp ngân sách 71,4 tỷ đồng và số doanh nghiệp hoạt động là 107 với hơn 3.600 lao động…

Tại Hội nghị trực tuyến giao ban Quản lý nhà nước quý 2/2023 ngày 12/6, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, lĩnh vực an toàn thông tin có doanh thu 892 tỷ đồng (tăng 6,2% cùng kỳ năm 2022), đạt lợi nhuận 89,3 tỷ đồng (tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2022) và nộp ngân sách 71,4 tỷ đồng (tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa với nước ngoài là 45,1%. Ngoài ra, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là 107 (tăng 9,2% cùng kỳ năm 2022) với hơn 3.600 lao động (tăng 11,6% so với cùng kỳ 2022); số địa chỉ IP nằm trong mạng botnet là 444.648 (giảm 36,9% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, số lượng cuộc tấn công mạng 1.992 cuộc, (giảm 32,8% so với cùng kỳ năm 2022).

Bên cạnh đó, tổng số chứng thư số công cộng đã cấp trong quý 2 là 6.087.810 chứng thư số tăng 18,72 % so với cùng kỳ năm 2022 (5.127.676 chứng thư số); Tổng số chứng thư số công cộng đang hoạt động trong quý 2 (tính đến cuối tháng 5/2023) là 2.080.000 chứng thư số tăng 16,13 % so với cùng kỳ năm 2022 (1.791.057 chứng thư số). Đóng góp vào ngân sách nhà nước từ nguồn thu phí duy trì hệ thống, lũy kế từ đầu năm của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đạt 25.306.218.000 đồng; lũy kế số nộp ngân sách nhà nước từ đầu năm 2023 đến nay đạt 3.797.821.650 đồng.

Cũng trong quý 2, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch hành động cập nhật triển khai Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 566/QĐ-BTTTT ngày 06/4/2023). Đồng thời, ra mắt và đưa vào hoạt động 02 Nền tảng: Nền tảng Hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và Nền tảng hỗ trợ điều tra số để hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác quản lý nhà nước và thực thi bảo đảm an toàn thông tin.

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai các giải pháp về công nghệ và phối hợp, hỗ trợ 17 bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp an toàn, an ninh mạng đáp ứng yêu cầu tại văn bản số 1552 nhằm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Tổ chức hoạt động Hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kỹ năng an toàn thông tin cho các tỉnh miền núi phía Bắc; Phối hợp tổ chức Cuộc thi “Học sinh với an toàn thông tin 2023”; Hội nghị hướng dẫn triển khai và đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương tại 03 miền Bắc, Trung, Nam; Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn không gian mạng Việt Nam 2023 (VietNam Security Summit 2023).

Đặc biệt, Bộ cũng đẩy mạnh hoạt động rà soát, phát hiện, xử lý các trang web lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng. Từ đó, cảnh báo và hướng dẫn khắc phục các điểm yếu, lỗ hổng nghiêm trọng có nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin; Thành lập Đoàn kiểm tra các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng năm 2023 đối với FPT CA; Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong quý 3/2023 là xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Cung cấp thông tin cho Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) phục vụ đánh giá Chỉ số An toàn, An ninh mạng toàn cầu (GCI); Tổ chức Chương trình Đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cơ bản trên phạm vi toàn quốc; Tổ chức Chiến dịch Tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng trên phạm vi toàn quốc; Hướng dẫn và tổ chức triển khai toàn diện, thực chất công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp; Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và hướng dẫn, đẩy mạnh sử dụng Nền tảng hỗ trợ bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ nhằm quản lý, giám sát, đo lường tuân thủ và thực thi pháp luật về an toàn thông tin; Nghiên cứu, xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số, hợp đồng lao động điện tử;…

Previous articleXuất khẩu bán lẻ qua thương mại điện tử đạt giá trị 296,3 nghìn tỷ đồng năm 2027
Next articleGần 700 cuộc tấn công mạng tại Việt Nam trong tháng 5

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here