Home Công nghệ số Viễn thông Fortinet hỗ trợ các giải pháp và kiến trúc bảo mật mạng...

Fortinet hỗ trợ các giải pháp và kiến trúc bảo mật mạng 5G

0

Fortinet Security Fabric mang đến khả năng mở rộng, hiển thị và kiểm soát trên nền tảng đám mây với hiệu suất và năng lực bảo mật các mạng 4G, dịch vụ IoT và nền tảng di động 5G đang phát triển. 

Ông John Maddison, Phó chủ tịch cấp cao, phụ trách Sản phẩm và Giải pháp của Fortinet cho biết: “Với mạng di động 5G, những đổi mới liên tục về hạ tầng di động sẽ trở thành nền tảng và chất xúc tác tạo ra giá trị và đổi mới dịch vụ. Trong suốt quá trình chuyển đổi này, kiến trúc bảo mật và các giải pháp đã được bảo chứng của Fortinet sẽ cung cấp khả năng bảo mật nâng cao cho nhiều trường hợp sử dụng mạng LTE, LTE-A và 5G, giúp bảo vệ những cơ sở hạ tầng di động, từ mạng truy nhập vô tuyến (RAN) đến điện toán đám mây telco, đồng thời cung cấp cho khách hàng hiệu suất và khả năng mở rộng, hiển thị và kiểm soát trên nền tảng đám mây.”

Mới đây, Fortinet đã công bố thêm những giải pháp bảo vệ hành trình phát triển mạng 5G với nhiều tính năng sâu rộng. Những tính năng này hướng tới các giải pháp dành cho mạng lõi và cơ sở hạ tầng đám mây, bao gồm công nghệ SPU ảo cùng các hệ thống hiệu suất cao và bảo mật tiên tiến. Với những hứa hẹn về tốc độ kết nối nhanh hơn, quy mô kết nối rộng lớn và nhiều cơ hội tạo ra doanh thu mới hơn, mạng 5G sẽ có một tác động sâu sắc đến xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số và di động.

5G mang lại cả cơ hội và rủi ro

Sự ra đời của công nghệ mạng 5G sẽ giúp mở rộng kết nối số đến hầu hết mọi khía cạnh trong đời sống. Trong nhiều trường hợp sử dụng mới có vẻ tiềm năng trong tương lai, chẳng hạn như các phương tiện điều khiển tự động, trải nghiệm thực tế ảo nhập vai AR/VR hay thành phố thông minh thì độ trễ siêu thấp, băng thông, tốc độ và khả năng truyền tải của 5G chính là lời giải cho những mảnh ghép còn thiếu.

Trong nhiều năm nay, kết nối di động của tất cả những sáng kiến này dường như là tất yếu, nhưng mật độ kết nối khổng lồ với toàn bộ đều có tốc độ, độ trễ phù hợp và các dịch vụ liên quan, cho đến nay vẫn không thể thực hiện được trong thực tế trừ những thử nghiệm chứng minh khái niệm.

Với mạng 5G và những cải tiến trọng yếu sắp diễn ra về băng thông, kết nối và trường hợp sử dụng, chúng ta sẽ có cơ hội cho những đổi mới liên tục bởi lẽ cơ sở hạ tầng di động sẽ được chuyển đổi thành nền tảng và chất xúc tác cho việc tạo ra giá trị và đổi mới dịch vụ. Hơn bao giờ hết, các nhà cung cấp mạng di động sẽ trở thành những đơn vị hỗ trợ kinh doanh bảo mật.

Ví dụ, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có thêm những cơ hội mới tạo ra doanh thu trong với nền tảng IoT, như tự động hóa sản xuất, đo lường từ xa công nghiệp, hệ thống phản hồi khẩn cấp, phẫu thuật bằng robot, phát trực tuyến video 4K UHD, v.v. Tuy nhiên, những đổi mới này cũng đồng thời gia tăng nguy cơ bị phá hoại gây ra do từ chối dịch vụ, các mối đe dọa cao cấp hơn và các hình thức tấn công khác trên chính cơ sở hạ tầng mạng lõi.

Bảo mật là một vấn đề cấp bách để bảo vệ và vận hành các mạng di động 4G đang phát triển và mạng 5G mới hiện nay. Các trường hợp sử dụng dịch vụ mới này cần đến các khả năng tiên tiến hơn hệ thống tường lửa có trạng thái, với khả năng và độ tin cậy đáp ứng được các mục tiêu của Thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA) về thời gian hoạt động và chất lượng của trải nghiệm.

Những khả năng sâu và rộng của Fortinet 5G

Fortinet cung cấp các giải pháp bảo mật chiến lược được thiết kế chuyên biệt giúp giải quyết những thách thức đặc biệt mà các nhà vận hành phải đối mặt khi họ chuyển dịch các mạng lõi của mình sang việc cung cấp dịch vụ di động 4.5G và 5G. Công nghệ này cung cấp khả năng xây dựng một khuôn khổ bảo mật giúp tối ưu hóa chi phí khởi chạy và vận hành các dịch vụ mới cũng như các cơ hội tạo ra doanh thu, giảm thiểu các mối đe dọa nâng cao, đồng thời đạt được các mục tiêu về cấp độ dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể nhận ra điều này ngay khi sử dụng các hệ thống hiệu suất cao và bảo mật tiên tiến của Fortinet giúp các nhà mạng cải thiện khả năng hiện hữu thông qua phân tích toàn diện và tương quan lẫn nhau, khả năng ngăn cản các mối đe dọa bảo mật phức tạp từ nội bộ hoặc bên ngoài ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạng ở quy mô lớn.

Nền tảng bảo mật Fortinet mang đến cho các nhà cung cấp dịch vụ 5G:
• Bảo vệ nâng cao cho hệ thống mạng lõi và đám mây telco: Được cung cấp bởi Công nghệ SPU ảo của Fortinet, Chức năng Mạng Ảo (Virtual Network Functions – VNF) của FortiGate mang lại sự tăng trưởng đáng kể trong hiệu suất bảo mật ứng dụng thông qua quá trình tối ưu hóa quy trình bảo mật tiên tiến và công nghệ tăng tốc xử lý gói mới nhất. Các VNF cũng có một dấu chân điện tử nhỏ, chỉ khởi động trong vòng vài giây và yêu cầu dung lượng lưu trữ ít hơn, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ hệ thống mạng ảo và nền tảng đám mây của mình một cách hiệu quả về kinh tế. Hơn nữa, sê-ri Tường lửa Thế hệ mới FortiGate 7000 sẵn sàng ứng dụng mạng 5G với khả năng tăng tốc SPU cung cấp các tính năng và chức năng bảo mật của nhà mạng với khả năng kiểm tra SSL và hiệu suất bảo mật ứng dụng hàng đầu để bảo vệ toàn bộ nội tuyến. Kết hợp với nhau, các giải pháp Fortinet này sẽ cung cấp quy mô ứng dụng và khả năng tốt nhất trong ngành để bảo vệ cơ sở hạ tầng 5G khỏi các cuộc tấn công lớp ứng dụng tinh vi và khối lượng lớn các cuộc tấn công DoS có nguồn gốc từ bên ngoài hoặc bên trong mạng lõi hoặc telco.

• Nhanh nhạy với bảo mật: Fortinet cung cấp khả năng tích hợp hệ sinh thái rộng lớn với các nhà cung cấp NFV và SDN hàng đầu cho cơ sở hạ tầng ảo. Để đảm bảo tính bảo mật từ đầu tới cuối với các dịch vụ 5G mới như công nghệ phân chia mạng và điện toán biên đa truy nhập (MEC), các VNF phải được truyền tải linh hoạt, nhanh chóng và khả dụng tại bất cứ nơi nào cần trên mạng. Để triển khai và sử dụng hiệu quả, nhanh nhạy các tài nguyên bảo mật này, Fortinet cung cấp khả năng tích hợp với các nhà cung cấp nền tảng NFV như Lenovo, hệ thống điều phối NFV (MANO) từ Amdocs, Ericsson, Ciena, UBiqube, NoviFlow và các đơn vị kiểm soát SDN như VMware NSX, Nokia Nuage và Cisco ACI và NoviFlow.

• Khả năng hiện hữu và kiểm soát sâu đối với các dịch vụ IoT trên điện toán đám mây biên: Các thiết bị IoT quy mô khổng lồ thường dựa trên các hệ điều hành nhẹ, cung cấp các tính năng bảo mật tối thiểu, do đó các thiết bị này dễ bị chiếm quyền điều khiển hoặc bị tấn công mạng botnet. Để loại bỏ những rủi ro kinh doanh, dữ liệu từ các điểm cuối này và bản thân các thiết bị cần một hệ thống bảo vệ hoàn chỉnh. Hơn nữa, các nhà cung cấp mang đến dịch vụ IoT thông qua nền tảng đám mây cần đảm bảo cách ly với cùng lúc nhiều người thuê, bảo mật VM và/hoặc container và bảo vệ ứng dụng web. Fortinet FortiGate NGFW VNF và FortiWeb WAF VNF có thể bảo vệ nền tảng đám mây biên. FortiSIEM cung cấp khả năng hiện hữu hoàn chỉnh thông qua các phân tích bảo mật tương quan và khả năng hiện hữu đầy đủ để theo dõi các thiết bị IoT trong khi FortiGate có khả năng tìm hiểu và lập hồ sơ tất cả các thiết bị được kết nối, đồng thời áp dụng kiểm soát trên các lớp IoT khác nhau.

 

Previous articleSố lượng tấn công DDoS tăng mạnh 84% sau thời gian “trầm lắng”
Next articleĐến lượt Microsoft “nói không” với Huawei

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here