Tổng doanh thu các lĩnh vực dịch vụ số của Viettel năm 2020 (bao gồm; giải pháp CNTT, thanh toán số, nội dung số, IA, lưu trữ dữ liệu, an toàn thông tin, an ninh mạng) tăng trưởng 27,7% so với năm 2019. Con số này cao gấp đôi so với mức tăng trưởng công nghiệp CNTT Việt Nam, 14,7%.
Một số nền tảng số nổi bật do Tập đoàn Viettel xây dựng, đem lại hiệu quả rõ rệt trong năm 2020 gồm có: y tế (Telehealth), giáo dục (Viettel Study), thanh toán (Viettel Pay) và giao thông thông minh (ePass). Trong số đó, Viettel Telehealth là nền tảng tiên phong, khởi đầu cho cuộc cách mạng về tư vấn, khám chữa bệnh từ xa tại Việt Nam, với hơn 1.000 điểm đã đi vào hoạt động. Trong đại dịch Covid-19, tổng giá trị các giải pháp số do Tập đoàn Viettel thực hiện để hỗ trợ Chính phủ, Bộ ngành lên tới gần 4.400 tỷ đồng.
Viettel đã tạo ra nền tảng hoàn chỉnh cho các dịch vụ Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, từ đó triển khai đồng loạt các dự án về Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử cho Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, triển khai đô thị thông minh tại các tỉnh 06 tỉnh/TP. Viettel đã vận hành hệ thống giám sát an toàn thông tin cho 34 Tỉnh/TP. Bên cạnh đó, hàng loạt dịch vụ nội dung số, thương mại điện tử, lưu trữ dữ liệu… liên tục được Viettel cho ra đời và làm mới, ngày càng đi vào cuộc sống.
Năm 2020, Viettel tiếp tục khẳng định vị thế đứng đầu về an ninh mạng tại Việt Nam, doanh thu trong lĩnh vực tăng trưởng 54% so với năm 2019. Viettel được Bộ TT&TT đánh giá cao trong việc làm chủ các công cụ giám sát, quản lý và tác chiến trên không gian mạng để bảo vệ người dùng trên internet, bảo vệ các hệ thống, bảo vệ chủ quyền số quốc gia trước các thông tin độc hại từ bên ngoài.
Trên cơ sở hạ tầng kết nối viễn thông lớn nhất nước và các nền tảng đã hoàn chỉnh, Viettel tiếp tục thực hiện sứ mệnh tiên phong và chủ lực kiến tạo xã hội số, đóng góp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Chia sẻ về Chiến lược phát triển các giải pháp số, Q Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel – Thiếu tướng Lê Đăng Dũng khẳng định: Năm 2021, Viettel sẽ đảy mạnh tham gia hiện đại hóa, chuyển đổi số tất cả các ngành, lĩnh vực – đặc biệt là các dịch vụ công như thuế, hải quan, tư pháp… Đặc biệt, trong bất cứ hoàn cảnh nào, thế giới có công nghệ gì thì Viettel phát tiên phong và chủ lực công nghệ đó tại Việt Nam. Việt Nam giờ sẽ không đi chậm hơn nữa, nhất định phải song hành với thế giới về công nghệ.
Được biết, Viettel đã triển khai thành công các giải pháp hỗ trợ Chính phủ, Bộ ngành phòng chống dịch với kinh phí hỗ trợ khoảng 4.400 tỷ đồng; Tích cực tham gia chuyển đổi số cho các lĩnh vực trọng điểm của xã hội, điển hình như Y tế, Giáo dục, trong đó nổi bật triển khai thành công đề án 1.000 điểm khám chữa bệnh từ xa Teleheath; triển khai hiệu quả giải pháp học tập từ xa – Viettel Study cho tất cả các trường học, giáo viên, học sinh trên toàn quốc… Tiếp tục khẳng định, định vị được tên tuổi trong lĩnh vực kinh doanh GPDN thông qua xúc tiến thành công các dự án quy mô hàng nghìn tỷ đồng (CSDL đất đai, CSDL dầu khí tỷ, DA tái cấu trúc ngành Hải quan …).
Ngoài ra, Viettel cũng đang hoàn thiện hệ sinh thái thanh toán số toàn diện tới khách hàng gồm: (1) Hạ tầng thanh toán: Kết nối trực tiếp với 9 ngân hàng, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thời gian xử lý, đối soát và tiết kiệm chi phí; (2) Cung cấp giải pháp thanh toán số cho dự án thu phí đường bộ không dừng, dự án đô thị thông minh Huế, các hệ sinh thái nội bộ Viettel (My go, Voso, My Viettel, Viettel Store, My Parking…); (3) Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng: Dịch vụ vay online, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ đầu tư số; (4) Thử nghiệm Mobile Money, sẵn sàng triển khai ngay khi được cấp phép.
Bên cạnh đó, Viettel cũng hoàn thành xây dựng chiến lược trở thành nhà cung cấp Game và nội dung chất lượng cao số một tại Việt Nam; Bước đầu xây dựng bộ máy và tổ chức kinh doanh dịch vụ Game; Tham gia vào lĩnh vực sản xuất phim điện ảnh và phim truyền hình (hoàn thành 01 phim chiếu rạp và 01 phim truyền hình 40 tập); Trở thành một trong những đơn vị phân phối bản quyền lớn nhất Việt Nam, cung cấp cho cả nền tảng truyền hình, các dịch vụ số trong nước (FPT, MyTV, K+) và quốc tế (Netflix, iQIYI, WeTV).
Ứng dụng thành công công nghệ AI, Big Data vào các sản phẩm số hỗ trợ các hoạt động SXKD của Tập đoàn và các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Viettel như: Hệ thống Chatbot CSKH, Reputa AI, Trợ lý ảo Viettel, Báo nói, Chặn lọc cuộc gọi rác, Phân tích ảnh vệ tinh; Ra mắt nền tảng AI Open Platform, Viettel Cyberbot đánh dấu một bước quan trọng trong chiến lược “Make in Vietnam”, khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực nghiên cứu, phát triển và sẵn sàng cung cấp dịch vụ số cho thị trường trong và ngoài nước.
Viettel cũng làm chủ nền tảng Cloud (Cloud management platform) theo chiến lược trở thành nhà cung cấp Multi Cloud, được Bộ TTTT công nhận là 1 trong 4 doanh nghiệp nòng cốt thúc đẩy CĐS bằng công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam.
Viettel tiếp tục khẳng định vị thế đứng đầu về an ninh mạng tại Việt Nam với hệ sinh thái sản phẩm cung cấp cho Chính phủ/Bộ/Ngành, DN lớn. Doanh thu khách hàng ngoài tăng trưởng 54% so với năm 2019.