Home Tin tức 10 xu hướng ảnh hưởng tới người tiêu dùng và doanh nghiệp...

10 xu hướng ảnh hưởng tới người tiêu dùng và doanh nghiệp trong 2018

0

 

Mọi người cảm thấy ngày càng bị phân cực do sự bất ổn, biến động và những thay đổi khác đang diễn ra trên thế giới, và hơn 60% người trưởng thành trên toàn cầu cho biết họ cảm thấy choáng ngợp trước những sự việc đang diễn ra quanh họ.

Bản Báo cáo của Ford về Xu hướng 2018 “Hướng tới phía trước cùng Ford” xem xét không chỉ các vấn đề đang gây chia rẽ thế giới mà cả những cơ chế đang xuất hiện để đối phó với tình trạng trên.

 

Những nội dung có chiều sâu trong Báo cáo thường niên lần thứ 6 của Ford bao gồm:

  • 39% người trưởng thành cho biết họ không thấy phiền lòng khi chia sẻ thông tin cá nhân với các công ty, nhưng 60% cho biết họ cảm thấy bức xúc về mức độ thông tin của mình bị phát tán ra ngoài
    • 76% người trưởng thành trên khắp thế giới cho biết họ thấy khó chịu và lo ngại khi các công ty biết quá nhiều về họ
  • 52% người trưởng thành cho biết họ tin rằng trí tuệ nhân tạo sẽ “lợi bất cập hại”, nhưng 61% cho biết họ hi vọng vào tương lai của các phương tiện tự hành
  • 68% người trưởng thành cho biết họ choáng ngợp trước hiện trạng khổ đau trên thế giới ngày nay, và 51% cho biết họ cảm thấy tội lỗi vì chưa làm được nhiều hơn để thế giới trở nên tốt đẹp hơn
  • 81% người trưởng thành cho biết họ lo lắng về khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo
  • 73% người trưởng thành cho biết họ nên quan tâm nhiều hơn đến thể trạng tình cảm của mình
  • 54% người trưởng thành trên thế giới cho biết họ cảm thấy căng thẳng và lo lắng hơn so với một năm trước, và đối với những người trong độ tuổi từ 18 đến 29, con số đó thậm chí còn cao hơn, lên tới 65%

Tất thảy những điều này có ý nghĩa gì đối với 2018 và những năm sau đó. Bản Báo cáo này là một kế hoạch giúp hiểu được những xu hướng chủ yếu sẽ ảnh hưởng như thế nào tới người tiêu dùng và các doanh nghiệp lớn trong năm 2018 và những năm sau đó. Ford đã nhận diện và tìm hiểu 10 xu hướng sau:

1. Bên bờ của lý trí: Tình trạng biến động trên qui mô toàn cầu đang hiển hiện ở mọi điều, từ chính trị đến văn hóa đại chúng, và mọi người đang phản ứng với những biến đổi này theo nhiều thái cực khác nhau. Khi tình trạng chia rẽ gia tăng, cảm giác choáng ngợp cũng tăng cường. Người tiêu dùng đang “đói” những cách thức sáng tạo để đối phó và thích nghi.

2. Người hoạt động xã hội thức tỉnh: Nền văn hóa phân cực này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đang bị kéo ra khỏi trạng thái thỏa mãn. Những hiểu biết và kỳ vọng truyền thống không còn đứng vững khi các cá nhân tranh luận về sự thay đổi mà chúng ta cần.

3. Lưu ý đến khoảng cách: Khắp thế giới đều đang chú tâm tới tình trạng bất bình đẳng. Các nhà hoạt động xã hội và các doanh nhân đang thử nghiệm những cách thức mới để cải thiện điều kiện tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao, tăng cường việc làm có hiệu quả, thu hẹp khoảng cách về tiền lương, và giúp mọi người được hưởng mức sống cơ bản và cơ sở hạ tầng với chi phí hợp lý.

4. Lương tâm đầy trắc ẩn: Với một chu kỳ tin tức có mặt ở mọi nơi, chúng ta có thể nhận thức rõ hơn bao giờ hết những thách thức mà người tiêu dùng đang đối mặt trên toàn thế giới. Mọi người trở nên suy nghĩ sâu sắc hơn về vai trò của mình trong xã hội và tập trung nhiều hơn vào việc mình có thể dấn thân nhiều hơn như thế nào.

5. Chấn chỉnh đầu óc: Người tiêu dùng và các tổ chức đang nhận ra rằng không thể có một cơ thể khỏe mạnh nếu không có một đầu óc khỏe mạnh. Như vậy, thể trạng và sức khỏe tinh thần đang ngày càng nổi lên hàng đầu đòi hỏi cá nhân, chính phủ và công ty đều phải xử lý.

6. Liệu pháp mua sắm: Nhiều người tiêu dùng đang không ngừng nghỉ săn lùng một điều gì đó mới mẻ và khác biệt – tìm kiếm những món hàng vật chất hoặc những trải nghiệm có thể đem lại hạnh phúc. Với việc lan tỏa những dịch vụ cung cấp trải nghiệm về tính hiệu quả, người tiêu dùng giờ đây nhận ra rằng họ có thể mua được một thứ mà trước đây chưa bao giờ được bán – thời gian.

7. Không thể che giấu được: Dữ liệu Lớn tuyên bố có khả năng diễn giải hành vi của chúng ta, nghĩa là về mặt lý thuyết có thể giúp người tiêu dùng. Tuy nhiên, Dữ liệu Lớn có thể đồng hành với Định kiến Lớn, và một khi không còn giữ được thông tin cá nhân, điều duy nhất người tiêu dùng có thể làm được là hy vọng rằng các công ty sẽ sử dụng thông tin ấy một cách có trách nhiệm.

8. Bước ngoặt của công nghệ: Thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo và công nghệ tự hành – những khái niệm trong thời gian dài tưởng chừng ngoài tầm với – nay đang được “lồng ghép” vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trên khắp thế giới, con người đang băn khoăn tự hỏi cuộc tấn công dữ dội của công nghệ thông minh sẽ có ý nghĩa thế nào đối với xã hội.

9. Tách thành đơn thân: Phải chăng hôn nhân và được làm cha mẹ vẫn còn là mực thước được mong ước để có cuộc sống hạnh phúc? Hiện nay, những cặp vợ chồng – có điều kiện cân nhắc nhiều sự lựa chọn hơn và có tuổi thọ dài hơn – đang suy xét lại sự cam kết và mục tiêu thành công của mình.

10. Kế hoạch Lớn cho Đô thị Lớn: Tính đến năm 2050, dự kiến gần 75% dân số thế giới sẽ sống tại các đô thị. Để khai thác tối đa tiềm năng của các thành phố – bảo đảm rằng đó là những nơi hạnh phúc và lành mạnh để “ăn nên làm ra”, chúng ta cần phải quy hoạch một cách thông minh cho những sáng kiến về giao thông, việc làm, nhà cửa và phúc lợi cũng như cho một cơ sở hạ tầng có khả năng đáp ứng nhu cầu của dân số đang bùng nổ.

Previous articleTạo sticker ảnh cá nhân trên ứng dụng Zamoji để chat
Next articleThiệt hại 12.300 tỷ đồng do virus gây ra năm 2017

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here