Huawei cam kết trở thành một nhân tố đám mây trong ngành và là đối tác chiến lược của khách hàng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau thông qua việc đầu tư 500 triệu USD vào việc phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp dựa trên đám mây, một nền tảng đám mây và hệ sinh thái đám mây.
Chiến lược này sẽ cung cấp cho khách hàng các giải pháp dịch vụ chuyển đổi đám mây tổng thể, giúp họ xây dựng, sử dụng và quản lý nền tảng đám mây của họ một cách hiệu quả.
Cụ thể hơn, các dịch vụ doanh nghiệp của Huawei sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực chính bao gồm sáng tạo đám mây, tạo ra một nền tảng kỹ thuật số, hỗ trợ hoạt động thông minh và hỗ trợ kinh doanh.
Để thúc đẩy chiến lược này, Huawei sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào việc phát triển các giải pháp dịch vụ và Trung tâm Dịch vụ Toàn cầu (GSC), cũng như các công cụ, nền tảng và phòng lab đánh giá cho các dịch vụ chuyên nghiệp. Trong 5 năm tới, Huawei cũng sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển các đám mây công nghiệp, tăng cường đầu tư hàng năm lên hơn 50%. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về đội ngũ nhân tài ICT trong kỷ nguyên đám mây, Huawei sẽ cung cấp một chương trình chứng nhận mới để đào tạo các kiến trúc sư ICT, các nhà phát triển ICT và các chuyên gia ICT chuyên ngành. Đến năm 2021, ước tính rằng hơn 150.000 chuyên gia ICT các chuyên ngành và chuyên gia về đám mây sẽ được chứng nhận bởi Huawei.
Để giúp khách hàng thông qua việc chuyển đổi đám mây, Huawei sẽ đầu tư hơn 500 triệu USD trong 5 năm tới để phát triển các dịch vụ cho mọi kịch bản và các năng lực đánh giá tích hợp cho các dịch vụ doanh nghiệp. Tại Trung Quốc, Huawei đã thành lập một phòng thí nghiệm xác minh thiết kế và quy hoạch ngành công nghiệp, một phòng lab đánh giá thiết kế và lập kế hoạch, một phòng lab chuyển đổi phục hồi sau thảm họa, một trung tâm đánh giá thành phố an toàn (safe city), và một trung tâm đánh giá các dịch vụ tài chính, ở Bắc Kinh, Thâm Quyến và Thành Đô. Các phòng lab và trung tâm này cho phép thử nghiệm và đánh giá tích hợp các giải pháp dịch vụ và các công nghệ mới, cùng việc sáng tạo chung và đánh giá dịch vụ với các đối tác. Điều này có thể đẩy nhanh việc tung ra các giải pháp mới đồng thời giảm thiểu rủi ro kỹ thuật trong chuyển đổi đám mây cho các khách hàng.
Huawei cũng làm việc với các nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV) hàng đầu để thúc đẩy một hệ sinh thái ngành, cung cấp các năng lực dịch vụ đám mây một cửa (one-stop) cho hạ tầng, các nền tảng và các ứng dụng đám mây ngành để giúp khách hàng trong nhiều ngành khác nhau chuyển đổi thông suốt đến đám mây và thúc đẩy chuyển đổi số.
Trong một báo cáo MarketScape của IDC gần đây: Đánh giá các nhà cung cấp Dịch vụ Tư vấn Mạng Toàn cầu 2017, Huawei được định vị là một nhà cung cấp lớn, vì năng lực toàn cầu và sức mạnh về R&D. Thêm vào đó, người dùng cuối được khảo sát trong nghiên cứu đã nhắc đến Huawei về khả năng giảm chi phí hoạt động, cải thiện an ninh cũng như khả năng mang đến độ tin cậy, chất lượng và khả năng thích ứng với nhu cầu và yêu cầu của khách hàng.
Dịch vụ Doanh nghiệp Huawei (Huawei Enterprise Service) đã thiết lập các Trung tâm Dịch vụ Toàn cầu (GSC) tại Trung Quốc, Rumani và Mexico, và 12 Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật Khu vực và địa phương trên toàn thế giới. 15 trung tâm này cung cấp các dịch vụ 24/7 cho hơn 170 quốc gia, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, vận hành mạng từ xa, triển khai từ xa, tiếp thị và hỗ trợ kênh. Các dịch vụ đám mây của Huawei đã phục vụ hơn 18.000 khách hàng trong năm qua. Đến nay, 197 công ty trong danh sách Fortune Global 500 và 45 trong số Top 100 doanh nghiệp hàng đầu đã chọn Huawei làm đối tác chuyển đổi kỹ thuật số.