Cáp AAG bị đứt 2 đoạn, cách trạm cập bờ HongKong 66 km và 85 km. Đoạn cáp đứt của Liên Á cách trạm cập bờ HongKong 54 km.
Cáp biển AAG lại gặp sự cố, nhà mạng trấn an khách hàng không lo Internet bị chậm.
Hiện tại, vị trí đứt của 2 tuyến cáp AAG và Liên Á đã được xác định nhưng nguyên nhân và lịch trình sửa chữa vẫn chưa được đơn vị quản lý tuyến cáp thông báo.
Đại diện một ISP cho biết, cả 2 tuyến cáp quang biển AAG và Liên Á đều gặp sự cố ở hướng kết nối khu vực HongKong. Cụ thể, tuyến cáp AAG bị đứt 2 đoạn, cách trạm cập bờ HongKong lần lượt là 66 km và 85 km. Còn tuyến cáp Liên Á đứt tại vị trí cách trạm cập bờ HongKong 54km.
Thông tin từ Viettel cũng vừa xác nhận vào lúc 14 h23 và 14h49 hôm qua, ngày 27/8/2017, 2 tuyến cáp quang biển là Liên Á và AAG cùng xuất hiện cảnh báo đứt cáp, làm ảnh hưởng đến dung lượng kết quốc tế từ Việt Nam hướng đi HongKong.
Đại diện Viettel khẳng định, dù gặp sự cố trên cả hai tuyến cáp song người dùng mạng Viettel vẫn có thể sử dụng dịch vụ bình thường. Bởi lẽ, ngay sau khi phát hiện sự cố trên, Viettel đã kịp thời định tuyến lưu lượng quốc tế qua các hướng cáp còn lại, bao gồm các hướng đất liền qua Trung Quốc, Lào, Thái Lan; tuyến cáp quang biển APG; tuyến AAG nhánh đi Mỹ, Singapore và tuyến Liên Á nhánh đi qua Nhật và Singapore.
Hiện nay, việc kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, bên cạnh các tuyến cáp đất liền qua biên giới phía Bắc, hiện đang dựa chủ yếu vào 4 tuyến cáp biển chính là AAG, APG, SMW3 và Liên Á. Trong đó, IA, AAG cập bờ tại Vũng Tàu, còn 2 tuyến SMW2 và APG cập bờ tại Đà Nẵng.gồm kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.
Theo các chuyên gia, Liên Á và AAG hiện vẫn đang đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng dung lượng Internet Việt Nam kết nối đi quốc tế khá lớn. Tuyến cáp AAG có tổng chiều dài 20.000 km và dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Được chính thức đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, tuyến cáp quang này bắt đầu từ Malaysia và kết cuối tại Mỹ, với các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Bruney), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippines), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)… Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.