Home Đời sống số Vốn và xoay vốn trong quản lý bán lẻ

Vốn và xoay vốn trong quản lý bán lẻ

0

Khởi sự kinh doanh chưa bao giờ là một lựa chọn dễ dàng, luôn có những khó khăn và vấn đề phát sinh ngoài tầm kiểm soát. Đặc biệt trong số đó “nguồn vốn” là bài toán rất lớn, đòi hỏi một sự tính toán kĩ lưỡng và quá trình làm việc nghiêm túc.

Nhiều người khi nghe nhắc đến vốn liền nghĩ tới tiền hay tài sản giá trị có thể quy đổi ra tiền, nhưng thực tế, nguồn vốn còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn, bên cạnh tiền nguồn vốn còn bao gồm yếu tố con người, kinh nghiệm quản lý cũng như mối quan hệ với khách hàng, đối tác,… Hội thảo LEAD với chủ đề Kinh doanh bán lẻ – Vốn và xoay vòng vốn do Kiot Việt tổ chức tại TP.HCM, các nhà bán lẻ có cơ hội tìm hiểu vai trò của vốn, cách huy động vốn và xoay vòng vốn, cách thức thu hút và lựa chọn nhà đầu tư phù hợp, cũng như gặp gỡ và lắng nghe góc nhìn từ nhà đầu tư, các chuyên gia tài chính,… để áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình. Hội thảo mang đến cho người tham dự những kiến thức nền tảng liên quan đến chủ đề “nguồn vốn” như các công thức để hoạch định vốn khi vận hành một cửa hàng bán lẻ, tính toán thời gian quay vòng vốn ra sao, làm thế nào để dòng tiền sinh lợi tối ưu…

LEAD – Bệ phóng kinh doanh là chuỗi sự kiện dành cho những người đang kinh doanh bán lẻ được tổ chức lần đầu tiên năm 2017 tại Hà Nội và TP.HCM. Đây là sự kiện có quy mô lớn được tổ chức chuyên nghiệp, có nội dung thiết thực với các nhà bán lẻ Việt Nam.

Theo số liệu nghiên cứu thị trường năm 2015 của công ty A.C Neilsen, tại Việt Nam có khoảng 1,3 triệu cửa hàng bán lẻ. Đến năm 2020, quy mô thị trường bán lẻ là 179 tỷ USD. Với dân số hơn 93 triệu người và hơn 60% là người tiêu dùng trẻ, Việt Nam được coi là thị trường mục tiêu cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Trong khi đó, các tập đoàn nước ngoài với tiềm lực tài chính hùng hậu cũng như bề dày kinh nghiệm đã liên tiếp thực hiện nhiều vụ mua bán và sáp nhập nhằm thâm nhập, mở rộng tầm ảnh hưởng ở thị trường Việt Nam. Các nhà bán lẻ trong nước thực sự đang bị đặt vào thế khó khăn, có nguy cơ mất thị phần ngay trên sân nhà.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong điều hành và phát triển chuỗi bán lẻ, ông Nguyễn Duy Linh bắt đầu sự nghiệp bán lẻ tại vị trí giám đốc thu mua tại Best Carings – siêu thị điện máy nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam và sau này là các vị trí quan trọng trong đơn vị bán lẻ hàng đầu như BigC, Thế giới di động và hiện nay ông nhà một trong những nhà sáng lập của quỹ đầu tư Seedcom. Với năng lực và sự nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng cùng kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực bán lẻ đã giúp ông và Seedcom đầu tư thành công vào nhiều công ty startup nổi tiếng như: The Coffee House, Tiki.vn, giaohangnhanh.vn, Concung, Juno,…

Ông Linh, chia sẻ: Phong trào start up bùng nổ, rất nhiều doanh nghiệp, mô hình kinh doanh mới mở ra nhưng tỉ lệ tồn tại sau một năm chỉ khoảng 10%. Sự thiếu hụt nguồn vốn, nhân sự, non trẻ về kiến thức và kinh nghiệm quản lý, khác biệt về sản phẩm, chiến lược thị trường, … đã dẫn tới thất bại của hầu hết người kinh doanh bán lẻ.

Bà Vũ Nguyễn Thùy Vân, Giám đốc Marketing Công ty Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet, cho biết: Hơn 90% các nhà bán lẻ Việt Nam chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh, bán lẻ. Nhất là đối tượng kinh doanh theo hộ gia đình, tự phát nhỏ lẻ. Họ đang tự mò mẫm, loay hoay với cách quản lý thủ công truyền thống, dựa trên kinh nghiệm vốn có đã dần trở nên lạc hậu giữa thời đại công nghệ số, thương mại điện tử,… Nếu xét về mức độ áp dụng công nghệ vào quản lý, kết quả khảo sát sơ bộ của Kiot Việt cho thấy, Hà Nội và TP.HCM có tới 70% cửa hàng chưa áp dụng công nghệ trong quản lý bán hàng. Tỷ lệ này tại các tỉnh thành khác là khoảng 90%. Chính cách quản lý thủ công lạc hậu khiến mỗi tháng các cửa hàng thất thoát từ 7-12% doanh thu. Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ hiện đại đang ngày càng phát triển mở rộng. Tuy nhiên, do hiện nay vẫn chưa có trường đại học, cao đẳng đào tạo chính quy, bài bản về ngành bán lẻ nên hầu hết những người kinh doanh thành công trong ngành bán lẻ đều từ quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.

Theo bà Vân, một lý do khách quan, các nhà bán lẻ trong nước còn thua kém nhiều mặt: thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý, nguồn vốn hạn chế, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, trưng bày thiếu khoa học và dịch vụ thiếu chuyên nghiệp. KiotViet là phần mềm quản lý bán hàng với hơn 30.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc hiện nay đang sử dụng giúp cho các nhà bán lẻ như quản lý cửa hàng hiệu quả hơn.

Bà Nguyễn Thu Thủy, Đại diện Quỹ Mekong Capital, cho biết: Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính cho các startup, Quỹ đầu tư này luôn còn quan tâm đến việc mang lại giá trị khác cho cho nhà bán lẻ như vạch sẵn các mục tiêu và định hướng để phát triển văn hóa doanh nghiệp, đào tạo nhân sự, trang bị kiến thức và kinh nghiệm quản lý cho đội ngũ lãnh đạo… Một số công ty đã được Mekong Capital đầu tư thành công và gây tiếng vang gần đây như: Thế Giới Di Động, Golden Gate, Traphaco, Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Vietnam Australia International School (VAS)…

Còn ông Phan Ngọc Liêm, Sáng lập viên chuỗi Túi xách da Lee & Tee. Là doanh nghiệp khởi nghiệp với nguồn vốn 40 triệu đồng và chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành thời trang túi xách da, đến nay – sau 7 năm phát triển – Lee & Tee Việt Nam mở rộng hệ thống với 22 cửa hàng trên toàn quốc. Ông Liêm luôn tâm niệm rằng làm bất cứ chuyện gì cũng phải đặt “chữ Tâm” đầu tiên, và đây cũng là điều mà ông cùng đội ngũ của mình luôn hướng tới. Lee & Tee đã phải chật vật tự xoay sở nguồn vốn, cân bằng giữa các nguồn lực tài chính như vay mượn từ gia đình, bạn bè và tích lũy để đầu tư vào máy móc, thiết bị và phần mềm quản lý.

Ông Liêm chia sẻ, nhiều doanh nghiệp cứ nghĩ kinh doanh online là tiết kiệm chi phí, đỡ tốn kém. Điều đó chưa đủ vì bạn cần phải đầu tư rất nhiều vào công nghệ, nếu không bị người dùng quên lãng và tăng cường tần suất xuất hiện thì chi phí quảng cáo cho online và Facebook cũng rất lớn. Hơn nữa, chi phí giao nhận và xử lý kho bãi khi đơn hàng tăng lên cũng như kiểm soát chất lượng, chi phí quản lý… cũng là bài toán khá khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi hiện nay. Kinh doanh giữa online và offline theo hình thức cửa hàng truyền thống chi phí gần như xấp xỉ. Riêng Lee & Tee chọn mô hình vừa kinh doanh online và offline. Đối với, offline, Lee & Tee chọn những vị trí có lượng người qua lại thường xuyên với mật độ đông đúc, nhờ đó, mà cơ hội nhận diện thương hiệu và thực hiện các chiến dịch kinh doanh được hiệu quả hơn.

Thông qua Hội thảo LEAD, các nhà bán lẻ có cơ hội tìm hiểu vai trò của vốn, cách huy động vốn và xoay vòng vốn, cách thức thu hút và lựa chọn nhà đầu tư phù hợp, cũng như gặp gỡ và lắng nghe góc nhìn từ nhà đầu tư, các chuyên gia tài chính,… để áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình.

Previous articleViệt Nam là quốc gia phát tán thư rác lớn nhất
Next articleMaserati triển khai chương trình “Trải nghiệm xe Maserati” trên toàn quốc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here