Home Talk Triết lý SoC dành cho sản phẩm mobile

Triết lý SoC dành cho sản phẩm mobile

0
Qualcomm MRThieuPhuongNam

Dịp này, Tạp chí Khám phá Mobile Review đã trò chuyện với ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam và Đông Dương.

Qualcomm MRThieuPhuongNam 

Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam và Đông Dương

Xin ông cho biết sự phát triển của các dòng vi xử lý (VXL) của Qualcomm hiện có mặt trên thị trường?

Qualcomm đưa ra những phân khúc dòng sản phẩm snapdragon có đến 4 loại: hi-end snapdragon 800 dành cho những smartphone cao cấp, hoặc những tablet mỏng, smart TV; snapdragon 600 dành cho những sản phẩm smartphone cao cấp. Ngoài ra, để sản xuất những smartphone giá hợp lý cho người dùng phổ thông và thị trường đang phát triển, Qualcomm đưa ra dòng sản phẩm chip snapdragon 400 và snapdragon 200.

Năm ngoái, Qualcomm đã giới thiệu thế hệ VXL bốn nhân Snapdragon S4 Pro và nó đã được sử dụng trong nhiều smartphone cao cấp như LG Optimus G, Nexus 4, HTC Butterfly và mới đây là Xperia Z. Tại CES 2013 diễn ra vào tháng 1, Hãng tiếp tục công bố thêm một số SoC (System on Chip – hệ thống được tích hợp trên vi mạch) mới với hai dòng chip Snapdragon 600 và 800. Chúng nhắm đến các điện thoại, máy tính bảng và smart TV cao cấp, dự kiến sẽ xuất hiện trong vòng ba đến sáu tháng tới.

Đặc biệt, snapdragon 800 có thể mang lại hiệu năng cao hơn 75% so với S4 Pro nhờ việc sử dụng dây chuyền sản xuất 28nm High Performance for mobile (HPm), trong khi S4 Pro chỉ là dây chuyền 28nm thông thường. Lượng điện tiêu thụ cũng nhờ đó mà giảm đáng kể. SoC 800 sử dụng bốn nhân CPU Krait 400 (xung nhịp tối đa 2,3GHz mỗi lõi), GPU Adreno 330, DSP Hexagon v5 và bộ thu phát sóng 4G LTE Cat 4 (150 Mbps) hứa hẹn tăng cường hiệu năng hoạt động của toàn hệ thống.

Và tại Computex 2013, Qualcomm tích hợp mô-đun LTE đa mode 3G/4G vào VXL snapdragon 400 tăng cường tương tác nội dung đa phương tiện và kết nối chất lượng cao.

Điều gì tạo nên sự khác biệt của chip Qualcomm so với các dòng VXL khác?

Sản phẩm thiết bị di động đáp ứng nhu cầu người dùng khác nhiều so với ngành công nghiệp khác, chẳng hạn như máy tính thì có các thành phần card mạng, card đồ họa gắn ngoài, RAM, CPU… Trong khi trên mobile, diện tích thiết kế bo mạch rất nhỏ cho nên yêu cầu về kích thước, phải thích hợp và khái niệm “balance” hài hòa giữa các thành phần khác nhau bên trong một thiết bị mobile rất quan trọng vì bạn không có nhiều diện tích để đưa những thành phần khủng vào trong đó. Đó là lý do tại sao hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất điện thoại trên thế giới dùng chip snapdragon của Qualcomm. Hiện, có 85 nhà sản xuất thiết bị di động trên toàn thế giới đang dùng và 850 các dòng sản phẩm thiết bị di động tích hợp chip snapdragon. Đây là nền tảng phổ biến nhất trong thiết kế chip cho các thiết bị mobile.

Qualcomm đã ứng dụng triết lý di động vào trong sản phẩm của mình: ngay từ thiết kế ban đầu đã nhắm đến các thiết bị mobile. Tích hợp rất nhiều thành phần SoC như CPU, GPU, phần kết nối modem, phần xử lý multimedia, xử lý location GPS, wifi, màn hình, camera,… tất cả vào trong 1 chip mà diện tích phải nhỏ và tiêu thụ điện phải ít. Đặc biệt, một trong những đặc điểm hiện nay mà các đối thủ của Qualcomm chưa làm được: đó là tích hợp chip modem vào trong CPU.     

Kế hoạch hợp tác với các nhà sản xuất OEM trong việc đưa ra sản phẩm mới?

Như bạn biết, HTC One là chiếc smartphone đầu tiên sử dụng chip Qualcomm snapdragon 600. Dòng chip snapdragon 600 và 800 mới giới thiệu từ sự kiện CES tháng 1 là dòng chip mới nhất của Qualcomm. Về mặt thiết kế, chip Qualcomm dùng tập lệnh ARM nhưng Qualcomm không phải chỉ dùng đúng tập lệnh của ARM như những công ty khác mà Qualcomm tự thiết kế bộ VXL kiến trúc riêng. Cụ thể, snapdragon 600 dùng kiến trúc mới nhất là krait 300. Nếu như dòng snapdragon S4 trước đây CPU có kiến trúc krait 200 thì đến snapdragon 600 là krait 300, tốc độ xử lý tăng được 40%. Điểm nhấn mạnh, snapdragon 600 là chip SoC không chỉ có CPU mà còn có rất nhiều component khác của nền tảng di động như GPU, modem, multimedia, camera,…

Riêng về GPU dùng công nghệ mới là Adreno 320, so với S4 là Adreno 225, xử lý đồ họa dòng 320 tăng hiệu suất gấp đôi; Về kết nối, hỗ trợ công nghệ 3G, 4G, LTE thế hệ thứ 3; Wifi tích hợp công nghệ 802.11ac, đây là công nghệ wifi mới nhất hiện nay; hỗ trợ độ phân giải màn hình 1080p Full HD; Chip này được sản xuất trên công nghệ 28nm được tối ưu cho mobile.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 55 thiết bị sử dụng chip snapdragon 800, và 40 thiết bị di động sử dụng chip snapdragon 600 và rất nhiều thiết bị đang được thiết kế và sẽ ra mắt nửa cuối năm 2013. Những sản phẩm dựa trên snapdragon 600 đã được công bố như LG Optimus G Pro, Samsung Galaxy S4, HTC One,… và hơn 475 mẫu thiết kế đang trong giai đoạn phát triển.

Chiến lược của Qualcomm hướng đến các sản phẩm cho người dùng phổ thông? Mang 3G đến với nhiều người dùng Việt Nam?

Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của 3G và các thiết bị di động, smartphone, tablet đến phần lớn từ những thị trường đang phát triển. Đối với những thị trường đã phát triển rồi (mature market) như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu thì tỷ lệ dùng smartphone đã rất cao. Và, họ chỉ thay smartphone chứ không phải là những người đầu tiên dùng smartphone nên nhu cầu của họ rất khác. Những thị trường đang phát triển như Việt Nam mới chỉ có 25% dân số sử dụng 3G/smartphone (theo số liệu của Bộ TTTT) còn 75% còn lại thì chưa có sử dụng 3G và chưa lần nào sử dụng smartphone. Do đó, tiêu chí đầu tiên phải là chi phí giá thành hợp lý. Có rất nhiều nhà sản xuất trong và ngoài nước dùng chip snapdragon 200, 400 của Qualcomm để đưa ra những dòng sản phẩm có mức giá trung bình và giá rẻ

Ngoài ra, để tiếp tục phát triển các thiết bị 3G hay các thiết bị thông minh cho đại đa số người dùng Việt Nam thì theo tôi có 3 vấn đề chính: Hạ tầng mạng 3G phải tốt; Các thiết bị đầu cuối phải sẵn sàng và giá cả hợp lý; Nội dung, các ứng dụng phải phong phú. Qualcomm làm việc với các đối tác ở cả 3 yếu tố mà tôi vừa nêu ra. Về phát triển hạ tầng 3G, Qualcomm thường xuyên làm việc với các nhà mạng, giúp họ tối ưu hóa hạ tầng 3G tại Việt Nam. Thật là vui, Việt Nam sau 3 năm phát triển mạng 3G, chúng ta đã có hạ tầng 3G tốt nhất trong khu vực, độ phủ rất rộng. Về thiết bị, Qualcomm làm việc với rất nhiều các nhà sản xuất thiết bị trong và ngoài nước để đưa ra những sản phẩm phong phú từ những phân khúc cao cấp cho đến những phân khúc phổ thông, phù hợp đại đa số người dùng. Chẳng hạn, Viettel có smartphone giá rẻ cho người dùng nông thôn, đó là những sản phẩm dựa trên snapdragon 200 với mục tiêu là phổ cập hóa mạng 3G những thiết bị smartphone đến với người dùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa,…

Song song đó, nội dung và những ứng dụng cho người dùng smartphone được phát triển rất nhiều, chúng tôi cũng hỗ trợ cho những nhà phát triển ứng dụng cho thiết bị di động. Qualcomm có những bộ thư viện như software development kit cung cấp miễn phí cho các nhà phát triển, những người viết/lập trình ứng dụng, hỗ trợ về kỹ thuật, training cho các nhà sản xuất viết những ứng dụng cho thế giới ảo, những ứng dụng nhận biết và xử lý thông tin môi trường xung quanh… Tại Việt Nam, chúng tôi hợp tác với các nhà phát triển ứng dụng như Socbay, AI, Tinh Vân, FPT Software,…

Trân trọng cám ơn ông!

Previous articleNokia X: smartphone Android đầu tiên giá rẻ của Nokia
Next articleNokia ra mắt Trung tâm phát triển ứng dụng tại Đà Nẵng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here