Home Tin tức TP.HCM ứng dụng SG8V1 trên công nghệ SOTB 65 nanomet

TP.HCM ứng dụng SG8V1 trên công nghệ SOTB 65 nanomet

0
TPHCM ứng dụng SG8V1 trên công nghệ SOTB 65 nanomet

Nằm trong Chương trình Phát triển Công nghiệp Vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013 – 2020, ngày 7/11/2015 tại UBND, Ban chỉ đạo Chương trình Phát triển Công nghiệp Vi mạch TPHCM; Sở TT&TT, Công ty Renesas (Nhật Bản), Công ty INOSO (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo Giới thiệu công nghệ SOTB.

TPHCM ứng dụng SG8V1 trên công nghệ SOTB 65 nanomet

Xu thế IoT (Internet of Things- Kết nối vạn vật) đang phát triển mạnh mẽ, ở đây các thiết bị tiêu thụ công suất thấp và các thiết bị dùng PIN là một phần không thể thiếu trong xu thế này. 

Tuy nhiên, những thiết bị này yêu cầu công suất tiêu thụ rất thấp nhưng vi mạch có độ phức tạp và tích hợp ngày càng cao đã kéo theo sự gia tăng về công suất tiêu thụ. Do đó, công nghệ thiết kế và chế tạo vi mạch tiên tiến SOTB (Silicon on Thin BOX) đã tạo ra cuộc cách mạng giảm công suất tiêu thụ cho vi mạch.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang, cho biết: TP.HCM cần có những đột phá trong việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, cần thiết cho phát triển xã hội trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông, giúp cho cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị, phục vụ lợi ích cho người dân… Trong đó, vi mạch là một trong những chương trình trọng điểm của thành phố.

“Vấn đề là chúng ta cần có tư duy thị trường, đưa sản phẩm đi vào thực tế, mang lại những giá trị thiết thực cho nền kinh tế, nâng cao đời sống của người dân… Thành phố luôn ủng hộ những nhà khoa học, những sáng kiến, chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn nước ngoài, những ứng dụng thành công tại các nước tiên tiến. Và tôi tin rằng công nghệ SOTB, công nghệ xử lý 65 nanomet này sẽ giúp thành phố có những bước đi đột phá trong thời gian tới”, ông Cang nói.

Theo ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch (ICDREC), SOTB là một công nghệ mới, đầy tiềm năng đang được phát triển và ứng dụng ở các nước phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Pháp… Cùng với vi xử lý SG8V1, ứng dụng SOTB sẽ là công nghệ nòng cốt giúp Việt Nam nhanh chóng trở thành một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch nói chung và trong Chương trình phát triển Công nghiệp Vi mạch TP.HCM nói riêng. Dự kiến đến tháng 1/2016, ICDREC sẽ cho ra mắt vi xử lý mới dựa trên công nghệ SOTB.

Dịp này, Trung tâm ICDREC công bố biên bản thỏa thuận đã được ký kết với công ty Renesas (Nhật Bản) về việc hợp tác phát triển công nghệ SOTB về các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, chế tạo thử nghiệm… tại Việt Nam. Đây được xem là một bước phát triển mới trong việc hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch nói chung cũng như sự hợp tác phát triển trong lĩnh vực SOTB nói riêng.

Previous articleLenovo A6010: Bạn đồng hành cho giải trí đa phương tiện trên di động
Next articleViễn Thông A: 18 năm giữ vững niềm tin của khách hàng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here