Home Công nghệ số Viễn thông Huawei: 5G mang lại giá trị mới cho các ngành công nghiệp

Huawei: 5G mang lại giá trị mới cho các ngành công nghiệp

0

Tại Hội nghị thượng đỉnh the Better World Summit 2020 do Huawei tổ chức, Ritchie Peng, Chủ tịch dòng sản phẩm 5G của Huawei, đã có bài thuyết trình quan trọng với chủ đề “5G mang lại giá trị mới cho các ngành công nghiệp”.

Theo ông Peng, 5G là nền tảng của số hóa các ngành, lĩnh vực. Được thiết lập trên một cơ sở hạ tầng thống nhất, nó cung cấp các năng lực mạng cắt và tiên tiến từ nguồn đến đích (E2E) và đáp ứng các yêu cầu của các ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của AI, đám mây, điện toán và các ứng dụng. 5G giúp các ngành cải thiện hiệu quả năng lượng, tạo ra giá trị mới, và đạt được sự tăng trưởng mới.

Các dịch vụ mạng đa dạng: Ngoài truy cập Internet di động phổ biến, mạng 5G cung cấp kết nối cho cả hộ gia đình và các ngành, thúc đẩy triển khai các ứng dụng công nghiệp khác nhau, chẳng hạn như phát trực tiếp HD vô tuyến, khám chữa bệnh từ xa, điều khiển từ xa, và sản xuất thông minh.

Các khả năng toàn diện: Bên cạnh việc cung cấp băng thông đường xuống cao hơn, mạng 5G cũng sẽ đảm bảo băng thông đường lên cao hơn, độ trễ thấp và mạnh mẽ hơn, đặc biệt là cho các ứng dụng công nghiệp, cũng như định vị chính xác cao và các khả năng mới khác.

Các thiết bị đầu cuối đa dạng: Ngày nay, điện thoại thông minh hoạt động như thiết bị đầu cuối chính cho cả mạng 3G và 4G. Khi 5G bắt đầu bước vào giai đoạn trung tâm, một phổ rộng hơn các thiết bị cũng sẽ có quyền truy cập vào các mạng, chẳng hạn như thiết bị tại cơ sở khách hàng (CPE), máy ảnh và thiết bị bay không người lái (UAV).

Giá trị kết nối lớn hơn: Tập trung vào con người và hướng đến vạn vật, các kết nối 5G sẽ không chỉ mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng mà còn cho phép các ngành, lĩnh vực tối ưu hóa các chế độ sản xuất để đạt hiệu quả năng lượng cao hơn và cải thiện môi trường làm việc, đồng thời mang đến cam kết phát triển bền vững.

Các dịch vụ mạng đa dạng trên 5G

Dự án Đối tác Thế hệ thứ 3 (3GPP) đã phát triển một kiến trúc phân chia mạng (slicing) E2E cho các mạng vô tuyến, mạng lõi và thiết bị đầu cuối. Các lát cắt (slice) có thể được tự động tạo, quản lý và vận hành mạng lưới, cho phép phân mảnh các mạng ảo trên cùng một cơ sở hạ tầng mạng. Mỗi mạng cắt là một mạng E2E riêng biệt được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của các ứng dụng công nghiệp khác nhau.

3GPP Release 15 đã được thương mại hóa, tập trung mạnh vào các dịch vụ đòi hỏi nhiều băng thông, chẳng hạn như phát trực tiếp HD, khám chữa bệnh từ xa, và an ninh công cộng. Một phiên bản mới được hoàn thiện về các đặc tả 5G – 3GPP Release 16 – bổ sung các khả năng 5G với sự hỗ trợ toàn diện cho các ứng dụng truyền thông độ trễ thấp cực kỳ đáng tin cậy (URLLC). Điều này sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển các ứng dụng trong các ngành, lĩnh vực để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả, mang đến cho các nhà mạng các cơ hội mới để tạo ra sự tăng trưởng thị trường.

Phát triển hệ sinh thái

Dựa trên khảo sát mới nhất của Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSA), có 49 mô-đun có khả năng 5G đã được giới thiệu, hơn 54% trong số đó sẽ được ứng dụng thương mại vào cuối năm 2020. Khi các mô-đun 5G tiếp tục phát triển, sẽ có hàng loạt các thiết bị 5G được tung ra thị trường, bao gồm CPE cho các ngành, các set-top box 5G (STB), và các T-Box thiết bị đầu cuối 5G dành cho xe hơi.

Ngày nay, các CPE 5G cho các ngành đã được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động từ xa của máy móc tại các cảng, trong khi camera 5G được triển khai để thực hiện phát sóng trực tiếp trong suốt hoạt động gần đây để đo chiều cao của Núi Qomolangma, hay còn gọi là núi Everest. Dự kiến hai đến ba triệu mô-đun 5G sẽ có mặt trên thị trường ở Trung Quốc và nhờ quy mô thị trường lớn có lợi cho việc giảm chi phí đáng kể, giá của thiết bị được dự đoán sẽ thấp hơn 20 USD vào năm 2021, tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng công nghiệp.

Số hóa các ngành với 5G

5G mang đến một cơ hội to lớn cho các mạng di động để nâng cao hiệu quả và tạo ra giá trị mới trong các ngành dọc, và việc tích hợp 5G với các ứng dụng chuyên ngành đã tạo ra nhiều câu chuyện thành công.

Trong các cảng thông minh, băng thông cao và độ trễ thấp của 5G đang khởi đầu một cuộc cách mạng trong hoạt động của các cần trục, được đặc trưng bởi sự thay đổi từ điều khiển tại chỗ sang điều khiển từ xa và giảm chi phí kinh doanh đáng kể. Trong khi việc điều khiển tại chỗ truyền thống cho phép một người vận hành chỉ điều khiển được một cần trục, thì điều khiển từ xa cho phép một người điều hành có thể đồng thời điều khiển được bốn cần cẩu. Ngoài việc giảm 70% chi phí lao động, công nghệ này giúp tăng khả năng xử lý hàng hóa từ 25 đến 30 container mỗi giờ và cải thiện đáng kể môi trường làm việc để giảm thiểu rủi ro về an toàn lao động.

5G cũng đã thành công trong việc tăng hiệu quả sử dụng và giảm tiêu thụ năng lượng và khí thải, từ đó hỗ trợ phát triển xã hội bền vững. Các mô-đun 5G cung cấp công suất lớn hơn 50 lần so với các sản phẩm 4G cùng loại, trong khi tiêu thụ một lượng năng lượng tương tự. Kết quả là hiệu suất năng lượng trên mỗi bit trở nên cao hơn 50 lần.

5G giúp đạt hiệu quả năng lượng cao hơn thông qua sản xuất công nghiệp được tối ưu hóa. Trong ứng dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, 5G cho phép thực hiện tư vấn từ xa, giảm việc thăm trực tiếp và định kỳ của bốn bác sĩ mà không làm giảm số lượng bệnh nhân hoặc ảnh hưởng đến chất lượng chẩn đoán. Nhờ có ít hành trình vật lý, khí thải nhà kính liên quan đến các dịch vụ mặt đối mặt truyền thống của các bác sĩ này đã được cắt giảm tới 99,6%.

Đổi mới sáng tạo và hợp tác 5G thúc đẩy giá trị ngành

Ông Peng nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo công nghệ và sự tăng cường liên tục của mạng 5G trong việc mở rộng ứng dụng cho các ngành, lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, các mạng TDD chủ yếu được giới thiệu để đáp ứng các yêu cầu băng thông rộng di động (eMBB) nâng cao, khiến chúng hoạt động tốt hơn nhiều trong đường tải xuống so với đường tải lên. Chắc chắn, cách tiếp cận này sẽ không đáp ứng các yêu cầu về đường tải lên băng thông cao và độ trễ thấp khi 5G tiếp tục thúc đẩy số hóa các ngành, lĩnh vực.
Để giải quyết vấn đề này, Huawei đã đưa ra giải pháp Super Uplink sáng tạo cùng với các đối tác trong ngành. Giải pháp E2E này cho phép sử dụng bổ sung phổ TDD và FDD để cải thiện hiệu suất đường tải lên, đồng thời giảm độ trễ. Đến nay, sự đổi mới sáng tạo này đã được điều chỉnh trên cả mạng truy cập vô tuyến và mạng lõi, và việc xác minh đã hoàn thành trên mạng trực tiếp cho thấy độ trễ giảm 30% và tốc độ đường tải lên tăng gấp bốn lần. Kết hợp với các dải tần số đường lên đầy đủ, các hệ thống TDD sẽ có thể mang lại trải nghiệm đường tải lên tốc độ Gbps.

Cùng với việc nhấn mạnh đổi mới sáng tạo công nghệ, ông Peng kêu gọi ngành công nghiệp “cùng hợp tác chặt chẽ để đi sâu vào các mô hình kinh doanh, các tiêu chuẩn, hỗ trợ chính sách, đổi mới sáng tạo ứng dụng và đa dạng hóa thiết bị, vì điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của các ứng dụng công nghiệp và tạo ra giá trị ngành mới”.

Previous articleRealme thâm nhập 59 thị trường thế giới, đạt 40 triệu người dùng
Next articleCông an Đồng Nai mở 182 tài khoản Zalo, tương tác với người dân đến tận cấp xã

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here