Home Tin tức B2C sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020

B2C sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020

0
scb

Mục tiêu trong giai đoạn 2016-2020, người dân tham gia mua sắm trực tuyến chiếm 30%, đạt giá trị 350 USD/người/năm; tỷ trọng thương mại điện tử (TMĐT) trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 5% và bùng nổ các dịch vụ thanh toán trung gian.

scb

Sau 5 năm triển khai Quyết định 1073 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015, TMĐT Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh. Cụ thể, 100% doanh nghiệp (DN) lớn sử dụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hơn 80% DN lớn đã có trang thông tin điện tử được cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của DN; tỉ lệ DN nhỏ và vừa tham gia các website TMĐT để mua bán hàng hóa và dịch vụ năm đạt khoảng 40%.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, hiện tỉ trọng luân chuyển hàng hóa bán lẻ của Việt Nam thông qua TMĐT rất thấp, chỉ khoảng 2,8% trong khi ở các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang vào khoảng hơn 12%. Theo tính toán của các chuyên gia, khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm đến 51,5% tỷ trọng TMĐT toàn cầu và Việt Nam được đánh giá là thị trường rất tiềm năng với tỉ lệ tăng trưởng 30%/năm.

Để hỗ trợ cho DN, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1563/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020 trong đó đề cập đến 7 nhóm giải pháp: Phát triển hạ tầng, xây dựng hoàn thiện chính sách, phát triển ứng dụng sàn TMĐT để hỗ trợ DN, hỗ trợ và đào tạo kĩ năng cho DN để tham gia vào sàn TMĐT hiệu quả, khai thác được công cụ này để phục vụ cho việc kinh doanh của mình…

Mục tiêu phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020. Về quy mô thị trường TMĐT: 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm; doanh số TMĐT DN-người tiêu dùng (B2C) tăng 20%/năm, đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước; TMĐT xuyên biên giới phát triển nhanh, giao dịch TMĐT DN-DN (B2B) chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020.

Hiện, 50% DN có trang thông tin điện tử; 80% DN thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng TMĐT; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS); 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng.

Để đạt được các mục tiêu này, Chính phủ sẽ tập trung vào một số giải pháp cụ thể như: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; sửa đổi những quy định mang tính rào cản cho việc ứng dụng TMĐT như quy định về khuyến mại, quảng cáo và bán hàng trực tuyến; Khuyến khích DN sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng; Ban hành chính sách và khuyến khích DN phát triển, ứng dụng các tiện ích thanh toán điện tử; Xây dựng bộ máy, cơ chế giải quyết kịp thời các tranh chấp, vấn đề phát sinh trong TMĐT; Khuyến khích phát triển các ứng dụng TMĐT trên nền di động; Khuyến khích cá nhân, DN khởi nghiệp bằng các mô hình TĐMT; Phát triển TMĐT ở một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, nhất là các ngành xuất khẩu chủ lực…

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here