Home Công nghệ số Việt Nam đã có sản phẩm AI –first với trợ lý ảo...

Việt Nam đã có sản phẩm AI –first với trợ lý ảo Ki-Ki

0

Ngày 26/12, tại sự kiện Zalo AI Summit 2018, Ki-Ki trợ lý ảo đầu tiên của người Việt cho thấy những tín hiệu lạc quan của ngành AI Việt Nam.

Trên thế giới, trợ lí ảo đang là trọng tâm của làn sóng AI. Chẳng hạn như Nhật Bản vừa qua chứng kiến sự ra mắt đồng loạt các trợ lý ảo dưới dạng loa thông minh đến từ các ông lớn công nghệ như LINE, Google và Amazon. Trợ lí ảo sẽ sớm trở thành phương thức giao tiếp giữa người và AI trong tương lai không xa.

Do vậy, Ki-Ki ra mắt ở thời điểm này đã mang đến cái nhìn lạc quan về khả năng Việt Nam bắt kịp làn sóng AI trên toàn thế giới. Đặc biệt, khi sản phẩm này được phát triển bởi Zalo – đơn vị có ảnh hưởng đến ngành AI ở Việt Nam. Tương tự như AI ở Mỹ bị định hướng bởi các ông lớn công nghệ như Microsoft, Google, Facebook, Amazon.

Được biết, trợ lí ảo là kết quả sau một thời gian “xông vào” kỉ nguyên AI của các kĩ sư Việt Nam. Ông Vương Quang Khải, đại diện Zalo chia sẻ, trong một năm qua, thành tựu lớn nhất của đơn vị này là xác định rõ con đường làm AI, trong đó trợ lí ảo là một trong 2 mũi nhọn quan trọng. Ki-Ki sẽ là nơi đơn vị này thử nghiệm các nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực AI với khát vọng tạo ra sản phẩm AI hoàn thiện cho người Việt.

Hiện trợ lí ảo này có thể thực hiện các tác vụ quen thuộc như mở nhạc, đọc tin, gửi tin nhắn, tra cứu thời tiết, tra cứu kiến thức. Ki-Ki có khả năng hiểu được tiếng của 3 miền Bắc – Trung- Nam. Giống các mô hình trợ lí ảo khác, kế hoạch sắp tới của Ki-Ki là tích hợp lên các thiết bị phần cứng như loa thông minh, phát triển thành công cụ tìm kiếm bằng giọng nói và tích hợp vào sản phẩm hiện nay của Zalo platform như Zing MP3, Zalo, Baomoi để phục vụ người dùng.

Tuy vậy, sản phẩm này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm Alpha. Để đi đến một trợ lí ảo hoàn thiện cho người Việt thì bài toán nhân sự là một thách thức không nhỏ. Đây cũng là thách thức chung cho ngành AI ở Việt Nam. Vấn đề này cũng là một trong những nội dung được mang ra thảo luận ở Zalo AI Summit 2018.

Làm sao để có một đội ngũ kỹ sư AI giỏi, và giữ họ làm việc tại Việt Nam hoặc thu hút các nhân tố xuất sắc từ nước ngoài về tham gia vào làn sóng AI trong nước là một bài toán khó. Trở về từ Mỹ, tiến sĩ Bạch Hưng Nguyên chia sẻ để có thể có đội ngũ làm AI tốt cho Việt Nam thì học hỏi là một trong những yêu cầu cần thiết. Ông Nguyên cũng chỉ ra rằng các kĩ sư Trung Quốc có thể ra mắt một sản phẩm dựa trên công nghệ mà Google chỉ công bố trước đó 2 tuần. Ông Nguyên từng là thành viên dự án HoloLens của Microsoft và đang làm việc tại Machine Intelligence Technology Lab của Alibaba.

Ở Việt Nam, Zalo đang nỗ lực tạo ra những diễn đàn chia sẻ mở để thúc đẩy sự phát triển chung của đội ngũ nhân sự ở Việt Nam như Zalo AI Summit, Zalo AI Challenge. Các sự kiện trên cũng là nơi phát hiện ra những nhân tố sáng giá bổ sung vào đội ngũ nhân sự AI cho Việt Nam. Nếu Zalo AI Challenge là mô hình cộng đồng tự học và nâng cao trình độ kỹ thuật trong lĩnh vực AI thông qua so sánh thuật toán lẫn nhau thì Zalo AI Summit là cơ hội để cộng đồng AI trong nước giao lưu cùng nhau và kết nối với các chuyên gia AI giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước.

Previous articleMột phần ba người mua sắm bị thiệt hại tài chính trong mùa Giáng Sinh
Next articleDell tổ chức trải nghiệm cho người dùng tại Ngày hội CNTT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here