Home Đời sống số Mạng xã hội khiến nhiều người cảm thấy tiêu cực?

Mạng xã hội khiến nhiều người cảm thấy tiêu cực?

0
app-feed

Mạng xã hội khởi điểm là cách để giữ liên lạc với bạn bè và chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ. Tuy nhiên, kết quả từ nghiên cứu mới nhất của Kaspersky Lab chỉ ra rằng giờ đây mạng xã hội lại khiến nhiều người cảm thấy tiêu cực.

app-feed

 

Tìm kiếm những lượt thích là nguyên nhân chính với phần đông sẽ cảm thấy buồn khi họ không nhận được lượt thích cho bài đăng như mình mong đợi và 42% cho biết họ cảm thấy ganh tị khi bạn bè nhận được nhiều lượt thích hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy người ta sẽ cảm thấy đố kị khi nhìn thấy bạn bè trên mạng xã hội sống hạnh phúc hơn mình.

Sau khi khảo sát 16.750 người trên toàn thế giới, Kaspersky Lab đã nhìn ra được sự thất vọng của mọi người đối với mạng xã hội. Họ thường trải qua những cảm xúc tiêu cực khi dành thời gian trên mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau và đây là điều lấn át đi những tác động tích cực của nó.

Người dùng sử dụng mạng xã hội với nhiều nguyên nhân tích cực và để cảm thấy tốt hơn. Phần lớn mọi người (65%) sử dụng mạng xã hội để giữ liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp và để giải trí (60%). Họ thường dành nhiều thời gian để tạo profile ảo và đăng tải tất cả những khoảnh khắc vui tươi, những điều khiến họ vui vẻ (61%) và nói với thế giới ảo của mình về khoảng thời gian tuyệt vời trong kì nghỉ của họ (43%).

Trong khi đó, sẽ chẳng hề ngạc nhiên khi 72% số người được khảo sát cảm thấy bị làm phiền bởi những quảng cáo vừa bừa bãi vừa làm gián đoạn việc liên lạc trực tuyến của họ và lí do để cảm thấy thất vọng càng nhiều thêm. Tuy có mong muốn được cảm thấy tốt hơn nhờ sự tương tác trên mạng xã hội nhưng khi thấy những bài đăng vui vẻ về kì nghỉ, sở thích, tiệc tùng của bạn bè thì họ lại cảm thấy buồn bã vì mọi người hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn mình. Ví dụ, 59% cảm thấy không vui khi thấy bạn bè đăng về một bữa tiệc náo nhiệt mà mình không được mời đến và 45% cho biết những hình ảnh vui vẻ về kì nghỉ của bạn bè gây tác động tiêu cực lên họ. Hơn nữa, 37% cũng thừa nhận rằng khi xem lại những bài đăng vui vẻ ngày trước sẽ khiến họ cảm thấy quá khứ của mình tốt hơn cuộc sống hiện tại.

Nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy sự thất vọng của người dùng với mạng xã hội khi 78% thừa nhận họ từng nghĩ đến việc không tham gia mạng xã hội nữa. Điều duy nhất giữ họ lại là nỗi sợ bị mất đi những khoảnh khắc của cuộc sống số chẳng hạn như hình ảnh, bạn bè. Trong khi việc giữ liên lạc với bạn bè là một vấn đề khó giải quyết thì Kaspersky Lab đang nghiên cứu để tìm ra giải pháp để giúp mọi người lưu giữ những kỉ niệm.

Evgeny Chereshnev, Trưởng bộ phận Mạng xã hội, Kaspersky Lab, chia sẻ: “Mối quan hệ của chúng ta với mạng xã hội đã trở thành một vòng lẩn quẩn. Chúng ta muốn sử dụng nền tảng xã hội ưa thích để nói với mọi người về những điều tốt đẹp mà chúng ta đang làm – điều khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn. Nhưng sự thật là mọi người cũng đang làm điều tương tự, vì vậy chúng ta bị “tấn công” bằng những hình ảnh và bài đăng vui vẻ của bạn bè. Và dường như họ đang tận hưởng cuộc sống hơn chúng ta. Sẽ rất dễ hiểu vì sao nhiều người cảm thấy buồn và cân nhắc việc rời bỏ mạng xã hội. Điều ngăn họ lại chính là việc quá nhiều kỉ niệm đáng nhớ đều được lưu giữ trên mạng xã hội và họ không muốn mất đi chúng”.

Nhằm giúp người dùng có thể thoải mái quyết định về việc có ở lại thế giới mạng xã hội hay rời đi mà không bị mất những kỉ niệm số, Kaspersky Lab đang phát triển ứng dụng mới – FFForget – sẽ cho phép người dùng sao lưu mọi kỉ niệm từ mạng xã hội và giữ chúng ở một nơi an toàn, được mã hóa và giúp họ thoải mái ngưng sử dụng mạng xã hội bất kì lúc nào họ muốn mà không bị mất những thứ thuộc về mình – cuộc sống ảo.

FFForget được dự tính ra mắt vào năm 2017. Người dùng có hứng thú có thể đăng kí tại ffforget.kaspersky.com để nhận bản cập nhật, gửi phản hồi và trở thành người tham gia sớm nhất.

Previous articleSamsung Gear S3: Lịch lãm, nam tính và nhiều tính năng nổi trội
Next articleASUS ra mắt dòng bo mạch chủ ROG Maximus IX và ROG Strix Z270

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here